4 cách giảm sổ mũi cho trẻ hiệu quả không cần thuốc

Nghẹt mũi, sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là những trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Thay vì mua và cho con uống thuốc ngay, các mẹ có thể thử một số cách giảm sổ mũi cho trẻ hiệu quả dưới đây.

Giao mùa là thời điểm trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đén trình trạng này như cảm cúm, cảm lạnh, dị ứng, ngạt mũi sơ sinh…

Hầu hết các bà mẹ Việt hiện nay hễ cứ thấy con bị chảy nước mũi, nghẹt mũi là sẽ tìm đến các loại thuốc kháng sinh với mong muốn con khỏi bệnh nhanh chóng. Thế nhưng, các bác sĩ Nhi và chuyên gia y khoa cho hay, nếu nghẹt mũi, sổ mũi mà do vi rút gây ra thì việc cho con uống thuốc hoàn toàn vô tác dụng. Bởi thuốc kháng sinh chỉ không có khả năng kìm hãm hoặc tiêu diệt vi rút.

cach-giam-so-mui-cho-tre
Nghẹt mũi, sổ mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ, nhất là những trẻ nhỏ có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém

Các bác sĩ cũng đã đưa ra cảnh báo, việc chữa sổ mũi cho trẻ bằng thuốc không những không làm khỏi bệnh mà còn gây ra rất nhiều tác dụng phụ đối với với cơ thể và sức khoẻ của trẻ. Do vậy, thay vì vội vàng tìm đến các loại thuốc, các mẹ hãy thử một số cách giảm sổ mũi cho trẻ không cần thuốc dưới đây:

Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Đối với những trẻ lớn, các mẹ hãy dạy còn cách xì mũi để loại bỏ dịch nhầy trong mũi. Còn đối với các trẻ nhỏ chưa biết xì mũi thì dụng cụ hút mũi là điều rất cần thiết để mẹ giúp bé loại bỏ các chất dịch nhầy trong mũi và làm thông thoáng đường thở.

Trước khi hút mũi cho con, các mẹ hãy sử dụng nước muối sinh lý mua tại các hiệu thuốc nhỏ vào mũi trẻ để làm loãng dịch nhầy, giúp việc hút nước mũi dễ dàng và sạch hơn.

Cách làm như sau: Đặt trẻ nằm ngửa, phần đầu thấp hơn phần chân, mẹ nhẹ nhàng nhỏ  1-2 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi trẻ. Để khoảng vài phút, các mẹ hãy dùng dụng cụ hút chất dịch nhầy ở từng bên mũi cho trẻ.

Cách giảm sổ mũi cho trẻ bằng tắm nước gừng ấm

Hơi nước gừng ấm bốc lên trong khi tắm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi, giúp bé xì ra dễ dàng và mẹ cũng có thể hút mũi cho con sạch và dễ hơn. Sau khi tắm xong với nước gừng, mẹ có thể thoa tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào gan lòng bàn chân, lưng, ngực và massage nhẹ nhàng vài phút. Mẹ cũng nhớ hãy đi tất cho bé trước khi đi ngủ để tránh trường hợp bé bị nhiễm lạnh.

tam-bang-nuoc-gung-am
Hơi nước gừng ấm bốc lên trong khi tắm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi

Cho bé uống nhiều nước

Đây là một trong những cách giảm sổ mũi cho trẻ đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả. Theo đó, các mẹ nên cho con uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa, soup hoặc đồ ăn dạng lỏng để làm loãng dịch nhầy trong mũi, giúp việc làm sạch dễ dàng hơn. Nếu trẻ vẫn đang bú, các mẹ cần tránh ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ.

Cho con uống siro

Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, các mẹ nên cho con uống siro trị sổ mũi, nghẹt mũi như Coje cảm cúm để giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi…giúp thở dễ dàng, thoải mái và mau khỏi hơn.

Siro Coje có vị ngọt, hương dâu thơm ngon nên các bé rất thích, mẹ sẽ không tốn công ép con uống thuốc. Chỉ cần uống khoảng 3-4 ngày, đường thở của trẻ sẽ thông thoáng, dễ chịu giúp con ăn ngoan, chơi ngoan.

siro-coje-cam-cum
Coje cảm cúm giúp giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi

Các bác sĩ cho biết, thông thường, trẻ bị sổ mũi sẽ không cần phải đến bác sĩ. Nhưng một số trường hợp trẻ bị sổ mũi mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ như: Trẻ vị sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày; Có những triệu chứng cảm cúm kèm theo nôn ói, đau ê ẩm người; Có triệu chứng sổ mũi do bị dị ứng; Nghi ngờ có dị vật lọt vào mũi

Trên đây là cách giảm sổ mũi cho trẻ hiệu quả không cần dùng thuốc, các mẹ có thể tham khảo và sử dụng cho bé yêu của mình để giúp bé mau khỏi bệnh! Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.