5 cách giúp mẹ xoa dịu triệu chứng cảm cúm hắt hơi sổ mũi ở trẻ

Khi trẻ bị cảm cúm hắt hơi sổ mũi, mẹ hãy thử áp dụng những phương pháp chữa trị dịu nhẹ, an toàn và hiệu quả dưới đây nhé. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý, các phương pháp dưới đây không thể làm khỏi bệnh nhanh chóng nhưng sẽ giúp các bé bớt khó chịu và quấy khóc hơn rất nhiều!

1. Hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều khi bị cảm cúm hắt hơi sổ mũi

Khi trẻ bị cảm cúm ho sổ mũi, cơ thể sẽ phải tốn nhiều năng lượng để “chiến đấu” chống lại bệnh tật nên khiến trẻ mệt nhoài, không còn thiết tha với bất cứ hoạt động vui chơi hay món ăn nào nữa. Vì vậy, ngay khi thấy trẻ có triệu chứng cảm cúm nhức đầu sổ mũi và ho, mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi thật nhiều ở nơi yên tĩnh và thoáng mát để nhanh chóng hồi phục.

Trường hợp bé không muốn hoặc không thể nghỉ ngơi, mẹ hãy ôm và đọc truyện cho bé nghe. Thậm chí, mẹ có thể cho bé gọi điện nói chuyện với người thân, bạn bè.

Khi trẻ bị cảm cúm ho sổ mũi, cơ thể sẽ phải tốn nhiều năng lượng để “chiến đấu” chống lại bệnh tật nên khiến trẻ mệt nhoài

2. Tạo độ ẩm không khí trong phòng thích hợp

Một trong những cách chữa cảm cúm hắt hơi sổ mũi cho trẻ vô cùng hiệu quả và an toàn đó chính là tạo độ ẩm không khí trong phòng thích hợp. Khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi, việc hít thở không khí với độ ẩm phù hợp sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.

Để tạo độ ẩm trong phòng bé, mẹ nên sử dụng máy làm ẩm hoặc mày phun sương. Hoặc mẹ có thể cho bé xông hơi trong phòng tắm. Đối với trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên, mẹ hãy thêm vài giọt tinh dầu vào lúc xông hơi hoặc máy phun xương để giảm đau nhức.

Khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi, việc hít thở không khí với độ ẩm phù hợp sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn

3. Sử dụng nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi

Đây là phương pháp hiệu quả và tuyệt vời hơn cả việc sử dụng thuốc trị cảm cúm nhức đầu sổ mũi. Theo các chuyên gia sức khỏe, nước muối sinh lý có thể rửa sạch mũi khi bé còn quá nhỏ để có thể xì mũi. Riêng đối với trẻ sơ sinh, việc chuẩn bị một bộ dụng cụ hút mũi rất tiện dụng khi tình trạng nghẹt mũi tắc mũi gây khó khăn cho việc ăn uống của trẻ.

Cách rửa mũi và hút mũi khi trẻ em bị cảm cúm sổ mũi như sau:

–  Đặt bé nằm ngửa hoặc ngửa đầu bé ra phía sau. Nhỏ 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Giữ nguyên tư thế đầu bé ngửa ra sau khoảng 30 giây để làm loãng các dịch nhầy trong mũi.

– Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút mũi, nhẹ nhàng hút dịch nhầy trong từng lỗ mũi. Mẹ có thể bịt lỗ mũi còn lại bằng ngón tay để việc hút mũi đạt kết quả cao hơn.

– Lặp lại với bên mũi còn lại.

Việc chuẩn bị một bộ dụng cụ hút mũi rất tiện dụng khi tình trạng nghẹt mũi tắc mũi gây khó khăn cho việc ăn uống của trẻ

Chú ý:

– Không nên hút mũi nhiều lần trong ngày, vì việc này có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc mũi của trẻ.

– Không nhỏ nước mũi quá 4 ngày, mũi bé sẽ khô dần theo thời gian.

– Không nhất định phải sử dụng nước muối sinh lý khi hút mũi.

– Nếu bé không thích hút mũi thì không nên ép, thay vào đó hãy dùng khăn giấy để thấm chất lỏng chảy ra.

– Không dùng thuốc xịt thông mũi cho trẻ nhỏ.

4. Xoa dầu

Cách trị cảm cúm hắt hơi sổ mũi này áp dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể xoa dầu gió, dầu bạc hà hoặc dầu tràm vào gan bàn chận, ngực, lưng cho bé. Tuy không giúp thông mũi nhưng các loại tinh dầu tạo cảm giác mát lạnh sẽ giúp bé dễ thở hơn.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dầu dành cho trẻ nhỏ nên trước khi sử dụng cho con mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Một lưu ý quan trọng khác đó là mẹ tuyệt đối không nên xoa dầu vào vùng nhạy cảm hoặc vùng da bị tổn thương của trẻ. Không bôi dầu lên măt, mũi, miệng hay bất cứ vị trí nào lên mặt.

Mẹ có thể xoa dầu gió, dầu bạc hà hoặc dầu tràm vào gan bàn chận, ngực, lưng cho bé

5. Nâng đầu cao khi ngủ

Việc nâng đầu cao khi ngủ sẽ giúp bé có cảm giác dễ chịu và thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cách trị cảm cúm sổ mũi cho trẻ này chỉ áp dụng đối với trẻ trên 12 tháng.

Nếu bé ngủ trên giường, mẹ có thể đặt thêm gối dưới đầu bé. Nếu bé ngủ trong cũi, hãy đặt vài cái khăn lông hoặc gối dưới phần nệm đầu cũi. Nhưng nếu bé hay xoay lung tung khi ngủ, hãy đặt gối hoặc khăn dưới nệm. Như vậy sẽ tạo độ dốc thoải mái giúp bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá lạm dụng cách này. Bởi nếu bé ngủ không yên, bé sẽ lộn đầu xuống chân và chân lên đầu, như vậy chân sẽ cao hơn đầu và cách này không có tác dụng.

Việc nâng đầu cao khi ngủ sẽ giúp bé có cảm giác dễ chịu và thở dễ dàng hơn

Song song với 5 cách chữa cảm cúm hắt hơi sổ mũi cho trẻ kể trên, mẹ có thể kết hợp cho bé uống siro Coje cảm cúm để làm giảm nhanh các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho. Coje không chứa kháng sinh, được bào chế dạng siro, vị dâu, ngọt dễ uống nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm cho con uống. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.