6 cách điều trị cảm cúm cho trẻ bằng Đông y hiệu nghiệm nhất

Chỉ cần áp dụng 1 trong 6 cách điều trị cảm cúm cho trẻ bằng Đông y dưới đây, mẹ sẽ không còn phải lo lắng con mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn và sụt cân nữa. Cùng khám phá xem đó là những phương pháp gì nhé!

1. Cách trị cảm cúm cho trẻ – Dùng thuốc đặt trên rốn

Đối với trường hợp trẻ bịcảm cúm phong nhiệt, mẹ có thể dùng 15g liên kiều, 30g hành trộn nhuyễn với nhau, cho vào túi vải nhỏ rồi đặt lên trên rốn. Chờ cho đến khi thấy ra mồ hôi thì cho trẻ uống một chút nước ấm để tăng đổ mồ hôi.

Nếu trẻ bị cảm cúm phong hàn, mẹ nên dùng dùng 30g hành, 5-7 hạt tiêu, 1 lát gừng  giã nhỏ rồi trộn đều. Đổ tất cả vào túi vải nhỏ, đặt lên trên rốn, kết hợp cho trẻ uống nước ấm cho đến khi ra mồ hôi.

Dùng thuốc đặt trên rốn để chữa cảm cúm cho trẻ

2. Liệu pháp nắm trong tay

Phương pháp thứ nhất là trừ hàn, thích hợp khi trẻ bị cảm cúm phong hàn. Mẹ cần chuẩn bị 15g lá bạc hà, 15g cây phòng phong và 2 lát gừng tươi. Cách thực hiện như sau: Giã nhỏ lá bạc hà, cây phòng phong và gừng. Trộn đều 3 nguyên liệu trên với 1 chút nước nóng. Cho vào 2 chiếc túi nhỏ, đặt vào hai lòng bàn tay của bé, quấn cố định lại bằng gạc. Sau khoảng 20 phút thì có thể tháo ra.

Phương pháp thứ hai là hạ nhiệt, thích hợp khi trẻ cảm cúm, hơi có triệu chứng ho, sốt nhẹ. Chuẩn bị lá hà, liên kiều (mỗi loại 9g); 6g trần bì. Giã nhỏ các nguyên liệu rồi cho nước sôi trộn đầu. Chia đều vào 2 túi nhỏ, đặt thuốc vào lòng bàn tay của trẻ, cố định lại bằng gạc để cơ thể hấp thụ được tác dụng của thuốc.

3. Đối với trẻ cảm cúm phát nhiệt, hoặc đổ mồ hôi lạnh

Cách điều trị cảm cúm cho trẻ bị phát hiện hoặc đổ mồ hôi lạnh như sau: Sử dụng 100g hành, rượu trắng và 6g lá bạc hà. Giã nhỏ hành cùng 200ml nước nóng. Lọc lấy nước, cho lá bạc hà và rượu trắng đun nóng vào khuấy đều. Dùng khăm mềm hoặc miếng bông chấm thuốc lên 2 bên mũi, 2 bên thái dương và đều lên người. Tiếp đó, chấm thuốc nhẹ ở một số huyệt lòng tay và chân. Mỗi bộ phận nên làm 15-20 lần.

Lưu ý: Khi bấm mẹ không nên dùng lực mạnh, các thao tác nhẹ nhàng, phù hợp để tránh gây tổn thương cho trẻ.

4. Đối với trẻ cảm cúm phong nhiệt

Dùng 10 con địa long tươi, thêm chút đường trắng và bột mì để tạo thành cao. Nặn thành những miếng như đồng tiền có đường kính  khoảng 3cm rồi đặt lên trên thóp và một số huyệt thần kinh. Mỗi lần đặt từ 4-6 tiếng, thực hiện 2 lần/ngày, làm liên tục trong 2-3 ngày sẽ thấy hiệu quả.

5. Đối với trẻ có triệu chứng tắc mũi

Có thể áp dụng 2 phương pháp sau: Thứ nhất, dùng một chiếc khăn ấm đắp lên trên mũi của trẻ trước khi đi ngủ. Hơi nhiệt nóng sẽ giúp bé dễ thở và, thoải mái hơn.

Thứ hai là cho trẻ nằm ngủ nghiêng, tư thế ngủ này có thể làm giảm bớt áp lực của xoang mũi, hô hấp dần dần cũng được cải thiện, vỗ lưng cũng nhằm thúc đẩy loại bỏ viêm, cần phải theo dõi kiểm tra thường xuyên nhiệt độ cơ thể, các biến chứng thay đổi của bệnh đồng thời cần kịp thời đưa đến bệnh viện khi cần thiết.

6. Liệu pháp bằng ẩm thực

Thông thường, thời gian để hồi phục cảm cúm trung bình khoảng 7 ngày. Cho đến nay, vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể giúp trẻ hoàn toàn khôi phục trong thời gian ngắn hơn. Về thực phẩm, nên dùng những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa, nhiều vitamin và prôtêin . Nên cho trẻ ăn thực phẩm còn nóng, uống nhiều nước. Tuyệt đối không nên ăn các đồ lạnh, hạn chế ăn nhiều thịt, tôm, cá.

Nên cho trẻ ăn thực phẩm còn nóng, uống nhiều nước

Ngoài việc sử dụng cách điều trị cảm cúm cho trẻ bằng phương pháp dân gian, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Coje cảm cúm. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, sổ mũi…, siro Coje còn đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho trẻ vì không chứa kháng sinh.  Coje vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều dùng: 3-4 lần/ngày. Trẻ em 2-6 tuổi uống 5-10ml (1-2 thìa cà phê)/lần; Trẻ từ 7-12 tuổi uống 15ml (3 thìa cà phê)/lần; người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 30 ml (6 thìa cà phê)/lần.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.