7 bước chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất

Do sức đề kháng còn non yếu và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh rất dễ bị ốm, nhất là cảm cúm. Theo thống kê, trẻ nhỏ bị cảm lạnh ít nhất 1 lần trong tháng đầu tiên sau sinh. Bé bị cảm lạnh 10 lần nữa trước sinh nhật lần thứ 2 với các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng. Bệnh cảm lạnh thường tự khỏi sau 10 ngày nhưng với trẻ sơ sinh bệnh dễ gây các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ 7 bước chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả nhất dưới đây.

Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh thường có nguy cơ bị sốt rất cao. Vì vậy, bố mẹ cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ cơ thể cho con. Nếu thấy con sốt cao trên 38,5 độ C cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu trong trường hợp cần hạ sốt khẩn cấp, bố mẹ nên sử dụng thuốc Acetaminophen cho trẻ.

kiem-tra-nhiet-do
Bố mẹ cần kiểm tra thường xuyên nhiệt độ cơ thể cho con

Bước 2 chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh: Giảm nghẹt mũi

Nếu trẻ bị nghẹt mũi tắc mũi gây khó thở, các mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý vào từng bên mũi sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ dịch nhầy trong mũi cho bé.

Bố mẹ nên thực hiện các thao tác hút mũi và vệ sinh mũi thật nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho niêm mạc mũi cho trẻ. Tuyệt đối không nên sử dụng miệng để hút mũi cho con.

Bước 3: Làm ẩm không khí

Làm ẩm không khí là bước tiếp theo để chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh, có tác dụng làm giả tắc nghẹt mũi và giúp trẻ ngủ ngon hơn. Bố mẹ có thể làm ẩm không khí bằng cách đặt máy làm ẩm trong phòng ngủ hoặc nhưng nơi bé vui chơi.

Trường hợp nếu thấy có nước ngưng tụ ở bề mặt kính hoặc đồ đạc thì mẹ nên ngừng sử dụng bật máy làm ẩm, đồng thời mở cửa sổ để tạo lưu thông không khí. Việc độ ẩm quá cao cũng không tốt vì có thể kích thích nấm mốc phát triển, vi khuẩn sinh sôi nhiều hơn.

lam-am-khong-khi
Làm ẩm không khí có tác dụng làm giả tắc nghẹt mũi và giúp trẻ ngủ ngon hơn

Bước 4: Nhỏ nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi có tác dụng làm giảm dịch nhầy trong mũi, tống khứ dịch nhầy ra ngoài giúp trẻ dễ thở hơn, ăn uống ngon hơn và ngủ sâu giấc hơn. Tốt nhất mẹ nên mua nước muối sinh lý có bán sẵn tại các hiệu thuốc để nhỏ cho trẻ, mỗi lần nhỏ cách nhau khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Bước 5: Kê cao đầu bé khi ngủ

Đây là cách chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh đơn giản nhưng khá hiệu quả. Đường hô hấp của trẻ khi bị cảm lạnh sẽ xuất hiện rất dịch chất dịch lỏng gây khó thở. Do đó, để giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, bố mẹ hãy kê cao đầu cho trẻ, tránh dịch nhầy chảy tràn lên hốc mũi và họng khiến bé khó thở.

Ngoài ra, mẹ cần dọn dẹp giường ngủ của con thật thông thoáng và sạch sẽ, tránh để nhiều chăn gối, đồ chơi ở xung quanh khiến bé thở khó khăn hơn.

chua-cam-lanh-cho-tre-so-sinh
Bố mẹ hãy kê cao đầu cho trẻ, tránh dịch nhầy chảy tràn lên hốc mũi và họng khiến bé khó thở.

Bước 6: Bổ sung nước

Triệu chứng sốt cao khi bị cảm lạnh khiến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Do đó, bố mẹ cần quan sát màu và lượng nước tiểu của con để bổ sung nước kịp thời. Nước tiểu có màu đục và bé đi tiểu ít hơn bình thường chính là 2 dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang thiếu nước và cần bổ sung ngay. Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hơn hoặc có thể cho bé uống thêm nước nếu cần.

Bước 7: Đưa trẻ đến bệnh viện

Thông thường, chỉ cần thực hiện 6 bước chữa cảm lạnh cho trẻ sơ sinh ở trên là bệnh sẽ thuyên giảm sau khoảng 10 ngày mà không cần uống thuốc. Nhưng nếu trường hợp bệnh không đỡ, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn như nhiễm trùng, mất nước, ho kéo dài 1 tuần, bé ít tè, chảy nước mũi màu xanh, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, khi trẻ bị ho ra đờm hoặc có máu, nôi ói, suy hô hấp, khó thở, bố mẹ cần đưa con đến phòng cấp cứu ngay lập tức.