8 mẹo giảm nghẹt mũi cho bé nhanh chóng và hiệu quả nhất

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa. Top 8 mẹo giảm nghẹt mũidưới đây sẽ giúp cha mẹ xử lý chứng nghẹt mũi nhanh chóng và an toàn nhất, cho bé ăn ngoan, ngủ ngon hơn.

Mẹo giảm nghẹt mũi hay cho bé
Mẹo giảm nghẹt mũi hay cho bé

Nghẹt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa

1. Dùng khăn ấm

Dùng khăn ấm để đặt lên vùng trán và mũi sẽ giúp làm thông thoáng mũi. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ hãy ngâm khăn trong nước ấm, sau đó vắt khô rồi đặt lên khu vực trán và mũi của bé. Hơi ấm từ nước sẽ giúp giảm đau cũng như tình trạng viêm ở trong lỗ mũi.

2. Xoa 2 bên xoang mũi

Dùng ngòn tay để thực hiện các động tác xoay tròn vùng cánh mũi của trẻ khoảng từ 1-2 phút. Mẹo làm giảm nghẹt mũi này sẽ giúp mũi thông thoáng hơn, từ đó bé sẽ dễ dàng thở hơn.

3. Xoa bóp điểm giữa 2 lông mày

Việc xoa bóp điểm giữa hai lông mày của trẻ sẽ tác động đến niêm mạc mũi, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm xoang và khô, giúp làm giảm áp lực ở xoang trán. Tốt nhất mẹ nên thực hiện động tác xoa bóp này đều đặn hàng ngày, mỗi lần khoảng 1 phút cho đến khi bé khỏi hẳn chứng nghẹt mũi.

mẹo nhanh giảm nghẹt mũi là xoa bóp giữa 2 lông mày

Việc xoa bóp điểm giữa hai lông mày của trẻ sẽ tác động đến niêm mạc mũi

4. Sử dụng máy làm ẩm không khí

Theo các chuyên gia sức khỏe, chất nhầy ở trong mũi sẽ khô và gây khó khăn cho việc hít thở khi độ ẩm trong không khí dưới 40%. Việc độ ẩm quá thấp còn chất nhầy thì lại quá nhiều khiến trẻ dễ mắc các bệnh về virut. Theo đó, khi trẻ bị nghẹt mũi, cha mẹ hãy tử sử dụng máy làm ẩm không khí để đặt trong phòng ngủ của bé. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40-60%.

5. Chườm khăn nước nóng lên tai

Đây là mẹo giảm nghẹt mũi cho bé được rất nhiều mẹ sử dụng. Trước khi đi ngủ, mẹ hãy lấy khăn thấm nước nóng đặt ở 2 tai của con trong khoảng 10-15 phút sẽ giúp làm giảm chứng nghẹt mũi hiệu quả, giúp bé ngủ ngon hơn.

Sở dĩ chườm nước nóng lên tai giúp giảm nghẹt mũi là gì ở khu vực này có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản theo đó cũng sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

Chườm nóng giảm nghẹt mũi

Chườm khăn nước nóng lên trán. Ảnh minh hoạ

6. Ăn hoặc uống gừng tươi

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Columbia cho biết, họ đã tìm thấy hợp chất làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp ở trong củ gừng. Để giảm nghẹt mũi bằng gừng, bạn có thể cho trẻ uống nước gừng ấm, gừng mật ong hoặc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé.

7. Uống nước chanh mật ong ấm

Với hàm lượng vitamin C cao, chanh là một giải pháp tuyệt vời trong việc điều trị chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Không chỉ có khả năng làm giảm dịch nhầy, chanh còn giúp cải thiện và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, từ đó chống lại nhiễm trùng. Mẹo giảm nghẹt mũi hay là mẹ hãy vắt nước cốt chanh pha với nước và một chút mật ong rồi cho bé uống, tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

cho trẻ uống nước chanh làm giảm nghẹt mũi

Với hàm lượng vitamin C cao, chanh là một giải pháp tuyệt vời trong việc điều trị chứng nghẹt mũ

8. Cho trẻ uống siro Coje

Ngay khi thấy bé có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ hãy cho con uống siro Coje để bé mau chóng hồi phục. Coje không chứa kháng sinh, vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Theo các chuyên gia sức khỏe, có rất nhiều thuốc tân dược chữa nghẹt mũi cho kết quả nhanh chóng nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ không tốt cho trẻ như rối loạn thị giác, mất ngủ, khô miệng. Thay vào đó, hãy áp dụng 8 mẹo giảm nghẹt mũi đơn giản, tự nhiên mà chúng tôi chia sẻ ở trên. Nếu đã sử dụng những cách trên mà triệu chứng nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm, các mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị tốt nhất!

Xem thêm:

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.