Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5: Phòng tránh mọi rủi ro cho thai nhi!

Tuy không nguy hiểm như 3 tháng cuối và 3 tháng đầu nhưng khi bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5, các mẹ cần hết sức cẩn trọng để phòng tránh mọi rủi ro có thể xảy ra cho thai nhi.

Hậu quả của cảm cúm đối với thai nhi

Do sức đề kháng yếu hơn trong thai kỳ, nên các bà bầu thường dễ bị cảm cúm hơn.  Khi bị cảm cúm, cơ thể mẹ thường có những biểu hiện như: Chảy nước mũi, đau rát họng, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu…

Theo các bác sĩ, cảm cúm là căn bệnh rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai vì virus gây bệnh cúm có thể xâm nhập qua nhau thai tấn công vào thai nhi, ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai, gây ra các dị tật: hở hàm ếch, tim bẩm sinh, thậm chí còn gây sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Do sức đề kháng yếu hơn trong thai kỳ, nên các bà bầu thường dễ bị cảm cúm hơn

Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 có sao không?

Các bác sĩ khuyến cao, mẹ bầu cần thật cẩn trọng khi bị cảm cúm trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Nguyên nhân là do 3 tháng đầu, nguy cơ thai nhi bị dị tật sẽ cao hơn rất nhiều so với các tháng khác. Còn nếu mẹ bầu bị cảm cúm 3 tháng cuối thai kỳ nguy cơ sinh non cao rất cao.

Trong khi đó, bước sang tháng thứ 5 thai nhi đã định hình rõ ràng nên sẽ không ảnh hưởng và gây nhiều nguy đến cả mẹ và bé. Vậy nên, nếu bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 không cần quá lo lắng, khi chỉ mắc những triệu chứng thông thường của bệnh cảm cúm. Chúng sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng vài ngày đến 1 tuần các mẹ nhé.

Nên làm gì khi bị cúm vào tháng thứ 5 của thai kỳ?

Nếu chỉ bị các triệu chứng cảm cúm thông thường, mẹ bầu nên nghỉ ngơi ở nhà để bệnh mau khỏi hơn, đồng thời phòng tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác. Đồng thời mẹ nên có chế độ ăn uống điều độ, ăn những món dễ tiêu như cháo, súp, các món hầm. Uống nhiều nước và  ăn các loại rau quả trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Nên uống nhiều nước và  ăn các loại rau quả trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đặc biệt, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về uống, kể cả những loại thuốc an toàn dành cho phù nữ mang thai thì mẹ cũng cần đến bác sĩ để được tư vấn sử dụng đúng liều lượng và thời gian. Cách tốt nhất là các bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 nên sử dụng các phương pháp dân gian để trị cảm cúm như:

– Tỏi: Ăn tỏi hàng ngày có tác dụng phòng và điều trị cúm rất tốt. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng chống nấm virus, vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể người mẹ. Mẹ có thể ăn tỏi sống, nướng tỏi lọc lấy nước uống, pha tỏi với mật ong, hoặc nấu cháo tỏi…

– Nước chanh: Nước chanh kết hợp với mật ong là bài thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả và an toàn cho phụ nữ có thai. Nước chanh chứa  lượng vitamin C phong phú, giúp làm giảm sự đau rát, sưng tấy hay dịch nhầy ở cổ họng.

– Muối biển: Mẹ hãy pha muối ăn với nước ấm,  một chút nghệ để xúc miệng hàng ngày vào buổi sáng và tối. Dung dịch này giúp giảm sưng tấy và tăng cường khả năng chống viêm.

–  Vỏ cam quýt: Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 có thể ngậm vỏ cam quýt sẽ làm cắt cơn ho do cảm cúm gây ra.

– Mật ong, gừng: Chưng cách thủy hỗn hợp gồm mật ong, gừng tươi, vỏ cam cắt sợi và sử dụng ngậm như kẹo sẽ mau đẩy lùi cảm cúm..

– Nghệ, gừng, chanh: Cho gừng cắt sợi, nghệ tươi cắt lát cùng với vài lát chanh tươi vào chung 1 bát rồi chưng cách thủy, ăn 5-6 lần/ngà sẽ khỏi cảm cúm.

Nghệ, gừng, chanh giúp trị cảm cúm

Nếu sau 1 tuần mà các triệu chứng cảm cúm vẫn còn, bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 5 nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.