Bác sĩ giải đáp: Trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao?

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao là băn khoăn và thắc mắc của rất nhiều mẹ khi đang nuôi con nhỏ. Không chỉ riêng trẻ nhỏ, người lớn khi bị nghẹt mũi và khó thở chắc chắn sẽ không cảm thấy dễ chịu chút nào. Với các cách siêu đơn giản dưới đây, mẹ có thể giúp bé trị chứng nghẹt mũi khó thở ngay tức khắc.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khó thở

Nguyên nhân gây tình trạng nghẹt mũi và khó thở có rất nhiều và ở mỗi trẻ lại khác nhau. Có thể liệt kê một số nguyên nhân thường gặp như sau:

– Cảm lạnh, cảm cúm.

– Viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp, viêm họng…

– Viêm mũi dị ứng.

– Lệch vách ngăn mũi, khối u, polyp trong mũi.

– Do sức đề kháng yếu, thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, khô và ô nhiễm.

nghet-mui-kho-tho-phai-lam-sao
Nguyên nhân gây tình trạng nghẹt mũi và khó thở có rất nhiều và ở mỗi trẻ lại khác nhau

Vậy nghẹt mũi khó thở phải làm sao?

Vậy trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao? Để làm giảm bớt sự khó chịu do nghẹt mũi gây ra, tránh viêc trẻ phải thở miệng, mẹ cần loại bỏ tình trạng nghẹt mũi cùng những nguyên nhân của nó.

– Điều trị nguyên nhân nghẹt mũi: Nếu tìm được chính xác nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi, mẹ hãy tìm cách điều trị triệt để cho bé. Ví dụ nếu bé bị dị dạng khoang mũi, có thể cắt bỏ khổi u hoặc tạo hình vách ngăn; hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng; điều trị triệt để viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp…

– Massage điểm giữa 2 lông mày: Dùng tay massage dứt khoát và nhẹ nhàng vị trí giữa 2 lông mày trong khoảng 1-2 phút. Các thao tác massage sẽ tác động đến niêm mạc mũi, ngăn chặn tình trạng khô mũi, giúp phòng ngừa viêm xoang hiệu quả.

massage-giua-hai-long-may-chua-nghet-mui
Massage điểm giữa 2 lông mày chữa nghẹt mũi hiệu quả

– Xoa xoang mũi: Dùng 2 ngón giữa xoa theo chuyển động vòng tròn ở vùng cánh mũi 1 – 2 phút. Động tác này có tác dụng làm thông thoáng lỗ múi, giúp bạn hết ngạt mũi và dễ thở hơn.

– Massage điểm giữa mũi và môi: Massage điểm giữa mũi và môi trên trong 2 – 3 phút sẽ giúp giảm sưng niêm mạc mũi hiệu quả.

– Dùng máy tạo ẩm không khí: Khi độ ẩm trong không khí dưới 40%, các chất nhầy ỏ trong mũi sẽ bị khô và gây khó khăn cho việc hít thở. Việc chất nhầy trong mũi nhiều và khô bít lại sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Do vậy, bạn hãy giữ độ ẩm trong phòng dao động khoảng 40-60% bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí quá khô.

– Làm lỏng chất nhầy trong mũi: Làm ấm 1 miếng vải bằng nước nóng (vắt hết nước) sau đó đắp lên vùng mũi. Nhiệt nóng từ chiếc khăn sẽ làm lỏng chất nhầy, giúp chất nhầy nhanh chóng ra khỏi mũi. Khi dịch nhầy chảy ra, mẹ nên rửa mũi sạch sẽ cho bé bằng nước muối sinh lý.

dap-khan-am-len-mui-chua-nghet-mui
Nhiệt nóng từ chiếc khăn sẽ làm lỏng chất nhầy, giúp chất nhầy nhanh chóng ra khỏi mũi.

Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi như siro Coje. Siro Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp câu hỏi: Trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao? Nếu đã áp dụng tất cả những phương pháp trên mà tình trạng nghẹt mũi không thuyên giảm hoặc nặng hơn, các mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về cho con uống vì có thể dẫn đến những hậu quả không muốn.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.