Bé bị nghẹt mũi làm sao hết? Mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những cách này

Nghẹt mũi khiến bé khó chịu và mệt mỏi? Vậy bé bị nghẹt mũi làm sao hết? Dưới đây là một vài phương pháp để mẹ giúp bé dễ chịu và thoái mái hơn khi bị nghẹt mũi. Các mẹ cũng tham khảo nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng khi trẻ bị nghẹt mũi

Các bác sĩ, có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ như: nhiễm vi rút cảm cúm, thay đổi thời tiết thất thường, dị ứng, viêm xoang, nhiễm khuẩn thứ cấp… Thời gian bị nghẹt mũi phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây ra nó. Thông thường, nếu nghẹt mũi do vi rút gây ra, các triệu chứng sẽ có thể kéo từ 3-7 ngày.

Trẻ nhỏ khi bị nghẹt mũi thường có biểu hiện như: trẻ đang bú mẹ khó khăn khi bú, quấy khóc, dễ bị kích động; thở khó khăn, khò khè, khó ngủ, ngủ không sâu giấc; có thể kèm theo chảy nước mũi; ho, hắt hơi, thích bế đứng…

nghet-mui-lam-sao-het
Nghẹt mũi khiến bé khó chịu và mệt mỏi

Trẻ bị nghẹt mũi làm sao hết?

Vậy trẻ bị nghẹt mũi làm sao hết? Các mẹ hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây:

– Nhỏ nước muối biển hoặc nước muối natri 0,9%: Khi trẻ bị nghẹt mũi, các mẹ hãy nhỏ vào mũi bé mỗi lần 2-3 giọt và nhỏ 4-5 lần/ngày. Nước muối có khả năng chống khuẩn rất tốt, khi được nhỏ vào mũi nó sẽ làm loãng dịch nhầy ở trong mũi, giúp dịch nhầy thoát ra ngoài dễ dàng, từ đó làm thông mũi nhanh chóng. Mẹ có thể sử dụng nước muối để vệ sinh mũi cho con hàng ngày bằng cách nhỏ 1-2 giọt vào mũi mỗi ngày để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

– Sử dụng tinh dầu bạc hà: Việc ngửi tinh dầu bạc hà cũng là một trong những cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả. Các mẹ chỉ cần nhỏ 1 vài giọt tinh dầu bạc hà vào quần áo, chăn, gối của bé. Nhưng mẹ cần lưu ý không nên lạm dụng quá nhiều tinh dầu bạc hà có thể khiến trẻ bị bỏng.

tinh-dau-bac-ha-tri-nghet-mui
Việc ngửi tinh dầu bạc hà cũng là một trong những cách chữa nghẹt mũi nhanh chóng và hiệu quả.

– Tắm hơi: Nếu các mẹ đang băn khoăn bé bị nghẹt mũi làm sao hết thì tắm hơi chính là phương pháp mẹ có thể tham khảo và áp dụng để trị nghẹt mũi cho con ngay tại nhà. Cách thực hiện rất đơn giản: Mẹ hãy xả nước nóng vào bồn tằm và bế bé ngồi trong phòng tắm. Việc hít hơi nước nóng bốc lên sẽ giúp bé thoải mái dễ chịu khi các dịch nhầy trong mũi được làm loãng và thoát hết ra ngoài.

– Chạy máy làm ẩm không khí: Không khí khô hanh sẽ làm tình trạng nghẹt mũi của trẻ trở nên nặng hơn. Do vậy, để duy trì độ ẩm trong phòng, các mẹ nên sử dụng máy làm ẩm không khí. Khi độ ẩm không khí đạt 40 – 60%, chứng nghẹt mũi của bé sẽ nhanh khỏi hơn.

– Chế độ ăn uống: Khi bị nghẹt mũi trẻ thường phải thở bằng miệng, nên có thể khiến cơ thể bị mất nước. Do vậy, các mẹ nên cho con uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước rau nước canh…Việc bổ sung đủ nước cho cơ thể cũng giúp làm loãng dịch nhầy và giảm nghẹt mũi hiệu quả.

uong-nuoc-giam-nghet-mui
Các mẹ nên cho con uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, nước rau nước canh

Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã biết trẻ bị nghẹt mũi làm sao hết? Ngoài các phương pháp trị nghẹt mũi ở trên, các mẹ có thể tham khảo và sử dụng siro Coje cảm cúm giúp làm giảm nhanh và dứt điểm triệu chứng nghẹt mũi. Coje không chứa kháng sinh, vị dâu, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.