Bé bị nghẹt mũi nên làm gì? Mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua những cách này

Nghẹt mũi không phải là một trò đùa. Nó khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và làm giảm khả năng vận động  Hầu hết các mẹ đều co suy nghĩ rằng, nghẹt mũi là do sự tích tụ của các chất dịch nhầy trong mũi. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Bởi nghẹt mũi là hậu quả của tình trạng mạch máu mũi bị viêm, dẫn đến sưng nề các mô trong mũi. Vậy bé bị nghẹt mũi nên làm gì?

nghet-mui-nen-lam-gi
Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và làm giảm khả năng vận động

Đi tìm nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Theo các chuyên gia sức khỏe, trẻ bị nghẹt mũi có thể do các nguyên nhân sau:

– Viêm nhiễm: Cảm lạnh và cảm cúm là bệnh  lý do vi rút gây ra. Những vi rút này khi xâm nhập vào mũi sẽ khiến các mô mũi bị sưng phồng. Ngoài ra, viêm xoang cũng có thể khiến mũi bị tắc nghẹt. Triệu chứng phổ biến của nhiễm vi rút là nước mũi chảy ra có màu xanh hoặc vàng.

– Dị ứng: Là phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với với các yếu tố gây di ứng như khói bụi, nấm mốc, phấn hoa, lông vật nuôi, ngũ cốc… khiến các mô mũi sưng lên. Những chất gây dị ứng sẽ khiến cơ thể trẻ tiết ra chất Histamine, làm tăng tiết dịch nhầy ở trong mũi.

– Những bất thường ở cấu trúc mũi: Các bất thường ở trong cấu trúc mũi như mũi vẹo, lệch vách ngăn cũng có thể gây tắc nghẹt mũi. Ngoài ra, polyp mũi  – khối u do vi rút xoang gây ra cũng gây nghẹt mũi.

nghet-mui-kho-tho
Có nhiều nguyên nhân gây chứng nghẹt mũi ở trẻ

Vậy trẻ bị nghẹt mũi nên làm gì?

Vậy trẻ bị nghẹt mũi nên làm gì? Nếu không muốn cho trẻ uống thuốc hoặc dùng thuốc nhỏ mũi mẹ có thể áp dụng một trong những cách chữa nghẹt mũi dưới đây:

– Tắm nước nóng: Hơi nước nóng trong nước tắm sẽ giúp giảm viêm và giảm sưng niêm mạc hiệu quả. Hoặc mẹ có thể tận dụng phòng tắm để xông hơi nước nóng cho bé trong khoảng 05-10 phút.

–  Đắp khăn ấm: Đắp khăn ấm lên trán có tác dụng làm thông thoáng đường thở ngay tức khắc. Hoặc mẹ cũng có thể đắp khăn lên mũi, lên tai của trẻ cũng giúp làm giảm nghẹt mũi rất tốt.

– Tạo độ ẩm: Không khí hanh khô sẽ khiến cho tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu nghẹt mũi kéo dài còn gây viêm họng. Để khắc phục, mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng cường độ ẩm trong không khí, giúp làm loãng dịch nhầy và bé thở dễ dàng hơn.

– Uống nước ấm: Khi trẻ bị nghẹt mũi cơ thể sẽ đòi hỏi cung cấp lượng nước nhiều hơn so với bình thường. Ngoài việc uống nước ấm, mẹ có thể cho trẻ uống thêm ước ép hoa quả tươi để tăng cường bổ sung nươc và vitamin cho cơ thể. Tuyệt đối không nên cho trẻ uống nước ngọt có gas, nước uống tăng lực gây ra tình trạng khử nước.

– Vệ sinh mũi: Vệ sinh mũi cho trẻ 3-4 lần/ngày bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ dịch nhầy và làm giảm nghẹt mũi hiệu quả.

tam-nuoc-nong-giam-nghet-mui
Hơi nước nóng trong nước tắm sẽ giúp giảm viêm và giảm sưng niêm mạc hiệu quả.

– Uống siro Coje cảm cúm: Coje giúp làm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, nghẹt mũi và sổ mũi ở trẻ nhỏ. Coje có vị ngọt dịu, không chứa kháng sinh nên mẹ có thể hoàn toàn yên tâm, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Coje cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác.

Hy vọng với những chia sẻ ở trên, các mẹ đã biết trẻ bị nghẹt mũi nên làm gì? Nếu đã áp dụng các cách giảm nghẹt mũi trên 3-4 ngày mà tình trạng không thuyên giảm được 50%, các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.