Bị cảm cúm có nên xông hơi không?

Xông hơi là phương pháp dân gian rất phổ biến được nhiều người sử dụng khi bị cảm cúm. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người thắc mắc: Bị cảm cúm có nên xông hơi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được đáp án chính xác nhất.

Cảm cúm có nên xông hơi không?

Phương pháp xông hơi hiện nay nhiều người áp dụng để trị cảm cúm đó là xong hơi với lá.

Phương pháp này dựa trên hình thức tự điều tiết thân nhiệt để cơ thể tiết ra mồ hồi, loại bỏ các độc tố ra bên ngoài. Đồng thời còn có tác dụng giãn nở những mạch máu ngoại vi, chống phù nề, trừ nặng nề và giải độc cơ thể…

Cảm cúm có nên xông hơi không? Xông hơi là cách rất hay để trị cảm cúm

Phương pháp xông hơi hiện nay nhiều người áp dụng để trị cảm cúm đó là xong hơi với lá

Vậy cảm cúm có nên đi xông hơi? Theo các chuyên gia sức khỏe, thông thường, nhiệt độ của cơ thể ổn định là nhờ sự lưu thông ở tuyến da. Khi bạn bị cảm cúm với các triệu chứng: đau đầu, đau họng, ngạt mũi, rát họng, da khô, đau mình, đau xương, muốn nằm…, bạn hoàn toàn có thể dùng phương pháp xông hơi.

Cách này sẽ giúp lỗ chân lông mở ra, các mạch máu giãn ra, từ đó, mở đường cho các vi rút, vi khuẩn cùng các chất thải, độc tố trong cơ thể ra bên ngoài, mang lại đến sự tỉnh táo và giảm thiểu các triệu chứng của cảm cúm.

Vậy bạn đã hiểu rõ hơn về việc cảm cúm có nên xông hơi không chưa? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hãy đọc tiếp nhé.

Cảm cúm nên xông lá gì để giải cảm?

Dưới đây là các loại lá, củ dễ trồng, dễ tìm quanh nhà hoặc có thể mua ở chợ:

– Lá tre: Chứa các chất có tính kháng sinh thực vật, an thần, hạ nhiệt.

– Lá bưởi: Có chứa limonene alpha-terpineol, alpha-pinen có tác dụng giảm đau, giảm ho, hạ nhiệt, sát trùng vùng mũi họng.

– Cây kinh giới: Tinh dầu trong cây kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống co thắt.

– Cây bạc hà: Chứa tinh dầu α – β pinen, menthol, neomenthol… có tác dụng kháng khuẩn, loãng đờm và giảm đau.

– Cây hương nhu trắng (hoặc tím): Chứa tinh dầu methyl eugenol và eugenol có tác dụng kháng khuẩn, hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau.

– Lá ngũ trảo: Có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, ra mồ hôi.

– Cành và lá cây hoắc hương: Có chứa tinh dầu sesquiterpen, có tác dụng ức chế sự phát triển của tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn lỵ, giảm tình trạng viêm cấp.

– Cây sả: Chứa tinh dầu geraniol, citral có tác dụng kháng nấm, chống ho, kháng khuẩn, hạ nhiệt.

– Gừng: Tinh dầu gừng có tác dụng giảm đau, giảm ho, chống co thắt cơ trơn, chống nôn.

Trong tự nhiên có rất nhiều loại lá xông hơi trị cảm cúm

Những loại lá, cây xông hơi: tre, bưởi, kinh giới, bạc hà, gừng. …..

Hướng dẫn cách xông hơi giải cảm hiệu quả và an toàn

Cảm cúm có nên xông hơi? Đây là phương pháp không những hiệu quả lại vô cùng an toàn.

Trước hết, rửa sạch các loại lá xông, cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa phải rồi đun sôi. Phòng xông hơi cần kín gió. Đặt nồi xông trên giường, người bệnh trùm kín chăn ngồi xông từ 15-20 phút.

Khi thấy đã thoát được mồ hôi, hãy dùng khăn bông sạch lau khô người rồi mặc quần áo mới.

Cảm cúm có nên xông hơi không? Có chứ, và để tăng hiệu quả, trước khi xông, bạn có thể dùng một miếng bông thấm đẫm dầu gió thả vào nồi nước lá. Tinh dầu bạc hà trong dầu gió sẽ theo hơi nóng lan tỏa và dẫn nhiệt vào cơ thể người ốm nhanh hơn và êm hơn.

Những lưu ý khi xông hơi trị cảm cúm

– Thời gian điều trị cảm cúm bằng cách xông hơi chỉ nên kéo dài từ 1-2 ngày.

– Mỗi lần xông không nên quá 15 phút, chỉ xông 1 lần/ngày.

– Không nên xông hơi trong thời gian dài, việc ra quá nhiều mồ hồi sẽ  dẫn đến tình trạng mất nước và khiến bệnh thêm nặng hơn.

– Sau khi xông hơi xong cần lau khô người và thay quần áo mới ngay, tránh nơi có gió.

– Tốt nhất nên ăn 1 bát cháo nóng có tía tô, hạt tiêu sau khi xông để gia tăng hiệu quả trị bệnh.

– Tuyệt đối không được tắm ngay sau khi xông hơi.

– Trong quá trình xông hơi, nếu thấy khó thở, tức ngực, bủn rủn chân tay, choáng váng,… cần ngừng ngay, đồng thời lau khô người và nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện.

xông hơi trị cảm rất tốt nhưng không nên xông trong thời gian dài

Không nên xông hơi trong thời gian dài

Đọc đến đây chắc các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: Cảm cúm có nên xông hơi không? Để điều trị bệnh cảm cúm nhanh chóng và dứt điểm, bạn nên sử dụng đồng thời cả hai phương pháp xông hơi và uống Coje cảm cúm.

Coje là siro điều trị các triệu chứng cảm cúm thông nhờ các tác động: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; giảm sổ mũi, nghẹt mũi; giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp. Coje không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.