Bé bị nghẹt mũi nên ăn gì?

Câu hỏiBé nhà mình bị ngạt mũi mấy hôm nay. Thương con lắm, vì ngạt mũi khó thở nên ăn uống cũng kém đi hẳn. Bé vốn đã nhẹ cân so với các bạn cùng tuổi, nhưng cứ dăm bữa nửa tháng lại nghẹt mũi sổ mũi nên cân nặng chả thấy tăng mà cứ giảm suốt. Mong bác sĩ tư vấn giúp khi bé bị nghẹt mũi nên ăn gì để mau khỏi? Tôi cần phải làm gì khi con bị ngạt mũi để giúp con nhanh phục hồi? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Đinh Thị Ánh Nguyệt, 31 tuổi, Hải Dương)

bị nghẹt mũi nên ăn gì? Cá, thịt, rau quả,...

Bổ sung dinh dưỡng là cách tốt nhất chữa nghẹt mũi

Trả lời:

Chị Nguyệt thân mến!

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của Cojecamcum.vn. Về câu hỏi: Khi bị bé ngạt mũi nên ăn gì để mau khỏi? Cần phải làm gì khi bé bị nghẹt mũi để giúp bé dễ chịu và nhanh phục hồi?, chúng tôi xin giải đáp cụ thể như sau:

Khi bị bé nghẹt mũi nên ăn gì để mau khỏi?

Ngạt mũi là hiện tượng 1 hay cả hai lỗ mũi bị dịch nhầy ngăn bít, khiến việc thở trên khó khăn. Lúc này, bé buộc phải thở bằng miệng khiến cho không khí vẫn còn bụi bẩn, khô và lạnh, dễ làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp, gây nên viêm họng, viêm khí phế quản, viêm thanh quản, và viêm phổi. Miệng phải tiếp xúc với không khí sẽ bị khô, mất nước, gây cảm giác khó chịu.

Do vậy, ngay khi con có dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi, chị Nguyệt cần cho bé ăn những thực phẩm sau:

Gừng tươi: Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay, đi vào các kinh phế, tỳ, vị, thận và đại tràng, có công dụng làm ấm, thông mũi, trừ lạnh, long đờm…. Do vậy, gừng thường được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, cảm lạnh, ho, đau họng hoặc  các bệnh về đường tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy… Do vậy, chị có thể cho bé uống nước gừng, trà chanh gừng, ăn cháo gừng hoặc bổ sung vào các món ăn hàng ngày để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi.

gừng giảm triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi cực tốt

Gừng thường được dùng chữa các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, cảm lạnh

Hành tím, hành tây: Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra rằng, hành tím và hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính chống viêm và sát khuẩn cực mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp và đường ruột. Vì vậy, chỉ cần  sử dụng 3-4 muỗng nước ép hành tím pha hoặc hành tây với mật ong để uống mỗi ngày sẽ giúp chữa sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, cảm rất hiệu quả. Ngoài ra, chị cũng có thể nấu cháo hoặc canh hành tây, hành tím cho bé ăn sẽ giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn.

Tỏi: Công dụng chữa ngạt mũi của củ tỏi thì không còn gì phải bàn cãi nữa. Tỏi cũng là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều bà mẹ Việt khi không biết nghẹt mũi nên ăn gì? Tỏi chứa allicin – chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng nên được Đông y sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và bệnh ngoài da.

Húng quế: Các hoạt chất sát trùng có trong lá húng quế  giúp thông mũi họng rất tốt. Khi bé bị nghẹt mũi, chị chỉ cần hấp lá húng quế với mật ong hoặc đường phèn rồi cho bé uống 2-3 lần/này, tình trạng nghẹt mũi sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

ăn húng quế giảm nghẹt mũi

Ăn lá húng quế giảm nghẹt mũi cực tốt

Cần phải làm gì khi bé bị nghẹt mũi?

Đối với trẻ nhỏ, mẹ càng hạn chế việc uống thuốc bao nhiêu càng tốt cho con bấy nhiêu. Để giúp bé giảm khó chịu khi bị nghẹt mũi, chị nên làm những việc sau:

– Nhỏ nước muối sinh lý kết hợp massage mũi: Nhỏ nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch nhầy, sát khuẩn và thông mũi hiệu quả. Mẹ nên nhỏ 3-4 lần/ngày, mỗi lần từ 2-3 giọt. Sau khi nhỏ nước mũi, hãy dùng ngón tay day nhẹ ở 2 bên cánh mũi để đẩy chất nhầy ra ngoài, giúp bé dễ thở hơn.

– Hút mũi: Trường hợp quá nhiều dịch nhầy khiến bé khó thở, mẹ cần mua dụng cụ về hút mũi cho bé. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp này vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé.

– Tắm bằng nước ấm pha tinh dầu: Khi tắm cho bé, mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu tỏi, bưởi, tràm hoặc bạc hà vào chậu nước của con. Việc hít thở hơi nước chứa tinh dầu cũng sẽ giúp mũi bé thông thoáng hơn.

– Làm ẩm không khí: Sử dụng mãy làm ẩm không khí sẽ giúp làm loãng dịch và giảm nghẹt mũi hiệu quả.

– Uống nhiều nước lọc và trái cây: Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng mất nước của bé.

uống nhiều nước lọc và trái cây giảm cảm cúm rất tốt

Uống nhiều nước lọc và trái cây chữa cảm cúm hiệu quả

– Uống siro Coje: Là siro trị cảm cúm nên Coje giúp loại bỏ tình trạng nghẹt mũi nhanh chóng và dứt điểm. Coje không chứa kháng sinh, vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Chị Nguyệt thân mến! Trên đây là giải đáp cho câu hỏi bị nghẹt mũi nên ăn gì? của chúng tôi, hy vọng chị thấy hài lòng. Chỉ cần thực hiện theo đúng những hướng dẫn ở trên tình trạng nghẹt mũi của bé sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu việc nghẹt mũi kéo dài, khiến bé không thở được, nghẹt mũi kèm thì chị cần đưa con đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị sớm.  Chúc bé mau khỏi bệnh và luôn khỏe mạnh!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.