Biểu hiện cảm cúm ở trẻ em và cách phòng chống bệnh

Quấy khóc, biếng ăn, khó thở, viêm phổi, thậm chí tử vong là những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra khi trẻ bị cảm cúm. Vì vậy, bố mẹ cần phát hiện các biểu hiện cảm cúm ở trẻ sớm để điều trị cũng như phòng bệnh cho trẻ một cách tốt nhất.

Các triệu chứng, biểu hiện cảm cúm ở trẻ em

Khi trẻ có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho, viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi thì trẻ đang bị cảm cúm. Đây là bệnh rất hay gặp và phổ biến ở trẻ nhỏ. Trẻ có nguy cơ mắc cảm cúm cao hơn khi thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh và nắng mưa thất thường.

Khi trẻ có các biểu hiện như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho, viêm họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi thì trẻ đang bị cảm cúm

Bệnh có thể xuất hiện đột ngột với mức độ tiến triển nhanh và dữ dội. Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường chỉ có triệu chứng như ho, sốt nhẹ. Sổ mũi dài ngày có thể gây nhức đầu, viêm họng, biếng ăn…. Khi bệnh nặng, trẻ sẽ bị sốt rất cao từ 39 – 40 độ C trở lên kèm theo cảm giác mệt mỏi, nôn trớ, đau nhức toàn thân, táo bón hoặc tiêu chảy.

Đặc biệt, biểu hiện cảm cúm ở trẻ em khiến bố mẹ lắng nhất là ho. Khi trẻ bị cảm thì ho là cơ chế bảo vệ của cơ thể giúp tống vi rút, vi khuẩn và dịch đờm ra khỏi phế quản, đồng thời làm sạch đường thở, bảo vệ phổi và họng. Tuy nhiên nếu ho quá nhiều sẽ khiến trẻ nôn trớ, mệt mỏi và mất ngủ dẫn đến suy nhược cơ thể.

Trong trường hợp, trẻ bị ho và sốt cao gây tím tái ở đầu ngón tay, môi, ngón chân, khó thở, thở dồn dập, thở nhanh, có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp trẻ bị bệnh đã rất nặng, bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh cảm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi cấp, viêm phế quản cấp, viêm tai giữa, nhiễm trùng xoang… Nguy hiểm hơn, bệnh cảm còn làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính đối với những trẻ bị khí phế thủng, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính.

Trong trường hợp, trẻ bị ho và sốt cao gây tím tái bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức

Làm gì để phòng bệnh cảm cúm ở trẻ?

Theo các chuyên gia y tế, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng kết hợp vận động đều đặn và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ để phòng chống bệnh cúm hiệu quả.

Theo đó, để trẻ nhỏ có một sức đề kháng tốt, bố mẹ cần cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C, kẽm và các vi chất tốt cho hệ miễn dịch trong khẩu phần ăn của trẻ như: hoa quả, sữa chua,các loại rau, thịt nạc…

Việc cho trẻ làm quen với thời tiết và môi trường bên ngoài cũng như khuyến khích trẻ vận động cũng là những giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể trẻ thích ứng tốt hơn với sự thay đổi bên ngoài.

Mặt khác, bố mẹ cần lưu ý một số cách phòng bệnh đơn giản mà hiệu quả như: tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người; tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ; thường xuyên rửa tay và giữ vệ sinh sạch sẽ cơ thể, chỗ ở và đồ chơi của trẻ. Đồng thời phải giữ ấm cho trẻ, nhất là phần cổ, tay và chân; tránh mặc quá nhiều quần áo hoặc ủ trẻ quá kỹ khiến trẻ bị nóng, ra nhiều mồ hôi gây cảm lạnh.

Bố mẹ nên tiêm đầy đủ vắc xin cho trẻ

Khi trẻ mới chớm bị cảm cúm, cha mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng ấm, bổ sung vitamin C, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi, uống siro Coje cảm cúm để giảm nhanh các biểu hiện cảm cúm ở trẻ em như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng, ho… Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện nặng thêm như sốt cao, tiêu chảy, nôn trớ, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.