Các dấu hiệu, triệu chứng cảm cúm và cách phòng ngừa bệnh

Bên cạnh câu hỏi cảm cúm là gì thì chủ đề các dấu hiệu và triệu chứng khi bị cảm cúm cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn nhận biết các triệu chứng cảm cúm để không nhầm lẫn với các bệnh khác, từ đó lựa chọn cách điều trị đúng và phù hợp nhất.

triệu chứng cảm cúm phổ biến

Bệnh cảm cúm do các chủng virus cúm gây ra, gây tổn thương đường hô hấp trên

Triệu chứng cảm cúm phổ biến

Bệnh cảm cúm do các chủng virus cúm gây ra, gây tổn thương đường hô hấp trên, có thể gây viêm phế quản cấp, thậm chí viêm phổi nặng. Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng của cảm cúm gồm:

– Sốt.

– Nghẹt mũi, chảy nước mũi.

– Hắt hơi.

– Ngứa, đau họng.

– Xung huyết mắt.

– Chảy nước mắt.

– Đau đầu.

– Ho.

– Mệt mỏi nhẹ, cơ thể đau nhức.

Bạn có biết: Cảm cúm lây qua đường nào?

Dấu hiệu của bệnh nên đến bệnh viện.

Cảm cúm thường chỉ ít ngày là tự khỏi, tuy nhiên, do một vài nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà bệnh không hề thuyên giảm mà lại có dấu hiệu phát triển nặng hơn, gây nguy hiểm cho người bênh. Lúc này cần phải đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc đưa tới bệnh viện chuyên khoa để các y bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy những dấu hiệu nào khi mắc cảm cúm bạn nên đưa ngay người bệnh tới bệnh viên?.

+ Đối với người lớn, cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị khi có các biểu hiện sau:

khi có dấu hiệu sốt trên 39 độ cần đến bệnh viện
Khi bị sốt 39 độ C hoặc cao hơn, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời

– Sốt 39 độ C hoặc cao hơn.

– Sốt cao kèm theo mệt mỏi và đau nhức.

– Sốt kèm theo ra mồ hôi, ớn lạnh.

– Ho và ho ra đờm có máu.

– Tuyến nước bọt bị sưng.

– Đau xoang nặng.

+ Đối với trẻ em, cảm cúm ở trẻ em thường gây các biến chứng như nhiễm trùng tai. Hãy cho trẻ đến bệnh viện khi có bất cứ một trong những dấu hiệu hay triệu chứng dưới đây:

– Sốt 39,5 độ C hoặc cao hơn.

– Sốt kéo dài hơn 3 ngày.

– Ớn lạnh, hay ra mồ hôi.

– Đau bụng, nôn trớ.

– Đau đầu dữ dội.

– Khó thở.

– Ho dai dẳng.

– Đau tai.

– Khóc dai dẳng.

– Buồn ngủ không bình thường.

triệu chứng cảm cúm ở trẻ em
Cảm cúm ở trẻ em thường gây các biến chứng như nhiễm trùng tai

Cách phòng ngừa bệnh cảm cúm

Để phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả, bạn nên thực hiện theo đúng những hướng dẫn của bác sĩ dưới đây:

+ Vệ sinh, rửa tay tay thường xuyên bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn.

+ Có chế độ ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Vệ sinh vật dụng dễ chứa virus như nắm tay cửa ra vào, điện thoại bàn, cửa toilet, bàn phím…

+ Giữ ấm cơ thể để tránh nhiễm lạnh, khiến sức đề kháng suy giảm.

+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng, súc miệng nước muối để loại bỏ vi khuẩn và kháng viêm.

+ Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng; vitamin A, D để tăng khả năng miễn dịch và phòng ngừa bệnh. Các thực phẩm giàu vitamin gồm lòng đỏ trứng, ngũ cốc, cá, nước cam, sữa chua, sữa,…

bổ sung vitamin c tăng miễn dịch với cảm cúm
Bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cơ thể

Trên đây là các triệu chứng cảm cúm và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bạn cần nhớ rằng, bệnh này rất phổ biến và dễ lây lan, tuy không nguy hiểm, nhưng nếu người bệnh chủ quan có thể biến chứng nguy hiểm. Để điều trị nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên tham khảo và sử dụng Coje cảm cúm. Đây là siro điều trị cảm cúm không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, hoàn toàn không gây bất kỳ tác dụng phụ hay nguy hiểm nào cho cơ thể. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.

Xem thêm: 

Cảm cúm là gì? Những sai lầm khi chữa cảm cúm

Người bị cảm cúm uống gì tốt nhất?