Các mẹ cần biết: Cách phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh

Ông cha vẫn có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”! Do đó, thay vì tìm cách điều trị bệnh cho con, các mẹ hãy học ngay cách phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh đưới dây để con yêu luôn khỏe mạnh.

cach-phong-cam-lanh-cho-tre-so-sinh
Cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 – 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng

Theo các bác sĩ, cảm lạnh có khả năng truyền nhiễm cao nhất trong 2 – 4 ngày đầu tiên sau khi xuất hiện triệu chứng. Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh có thể do hít phải virus trong không khí, bị lây từ một người bệnh ho và hắt hơi. Hoặc bé chạm tay lên bề mặt bị nhiễm virus và sau đó đưa lên miệng hoặc mũi thì cũng sẽ bị cảm lạnh. Vì vậy, các mẹ nên phòng tránh bệnh cho con bằng cách:

Giữ vệ sinh sạch sẽ

Các mẹ nên lau dọn sạch sẽ nhà cửa và những vật dụng, đồ chơi bé thường xuyên sử dụng để phòng ngừa vi khuẩn. Máy sưởi, máy điều hòa cần được bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ. Bởi môi trường và không khó không sạch sẽ làm kích thích niêm mạc mũi, họng, làm tăng nguy cơ bị bệnh.

Bên cạnh đó, cha mẹ, người thân hoặc bất kỳ ai khi muốn bế bé đều nên rửa sạch tay. Bởi bất kỳ ai cũng có thể mang mầm bệnh trên tay. Việc rửa tay với xà phòng giúp giảm thiểu số lượng vi khuẩn tiếp xúc vào cơ thể bé. Đồng thời, để phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh mẹ cũng cần thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

giu-ve-sinh-phong-cam-lanh
Nên thường xuyên vệ sinh và rửa tay sạch sẽ cho bé mỗi ngày

Hạn chế đưa bé đến nơi công cộng và đông người

Đưa bé ra ngoài đi dạo là điều rất tốt nhưng các mẹ nên nhớ phải chọn những nơi có không khí trong lành, ít người, không nên đến những nơi công cộng, tụ tập đông người.

Các bác sĩ nhi khoa đã đưa ra khuyến cáo, bố mẹ nên giữ bé sơ sinh tránh xa đám đông, một số loại virus gây ra triệu chứng cảm lạnh ở người lớn và trẻ em có thể đe dọa tính mạng trẻ như virus RSV. Đặc biệt, hãy để bé tránh xa người hút thuốc lá hoặc đang bị nhiễm lạnh

Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Bất cứ khi nào cảm thấy cơ thể bé bị lạnh, mẹ cần cho bé mặc thêm áo, bôi tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp… và giữ cho nhiệt độ cơ thể bé ổn định. Tuy nhiên cũng không ủ ấm quá mức làm bé ra mồ hôi cũng gây cảm lạnh.

Đi tất khi ngủ là một thói quen tốt mẹ nên tập cho bé. Ở lòng bàn chân có huyệt dũng tuyền đã được Đông y ghi nhận có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe. Khi đi ngủ, mẹ cần đảm bảo giữ ấm ngực, lưng, bụng, bàn chân của bé.

giu-nhiet-do-co-the-tre-on-dinh
Giữ nhiệt độ cơ thể bé ổn định

Tắm nước gừng

Tắm nước gừng là phương pháp giúp giữ ấm cơ thể cho bé để phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Hơn thế, trong khi tắm, trẻ hít hơi nước gừng giúp  tăng sức đề kháng và thông hốc mũi. Thời gian tắm cho bé lý tưởng nhất là khoảng 5 phút, sử dụng lượng gừng vừa đủ tránh làm nóng rát da bé gây khó chịu, dị ứng.

Phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh bằng cách bú sữa mẹ

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa mẹ chứa kháng thể sẽ giúp xây dựng và tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ trẻ khỏi bệnh. Kể cả khi bé bị ốm, biếng ăn, mẹ vẫn nên duy trì nguồn sữa mẹ để tăng khả năng chống chọi với vi khuẩn, giúp trẻ “chiến đấu” với bệnh dễ dàng và nhanh khỏi hơn.

Lưu ý, khi đi ra ngoài về, mẹ cần thay quần áo, rửa tay và vệ sinh hai đầu núm vú thật sạch trước khi cho bé bú để tránh vi khuẩn lây sang bé.

Lần đầu tiên làm cha, làm mẹ, khi thấy con bị ốm bố mẹ nào cũng sẽ có cảm giác “nóng như lửa đốt” và “đứng ngồi không yên”! Hy vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ biết cách phòng cảm lạnh cho trẻ sơ sinh để bé luôn khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn!