Các mẹ cần biết: Trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao?

Khi bị nghẹt mũi, trẻ phải thở bằng miệng dẫn đến tình trạng khô rát cổ hong, gây ra viêm họng, khiến tình trạng nghẹt mũi thêm nặng hơn. Tình trạng này kéo dài khiến bé mất ngủ, kém ăn, quấy khóc dẫn đến suy nhược cơ thể. Vậy trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao?

nghet-mui-kho-tho-phai-lam-sao-1
Khi bị nghẹt mũi, trẻ phải thở bằng miệng dẫn đến tình trạng khô rát cổ hong, gây ra viêm họng, khiến tình trạng nghẹt mũi thêm nặng hơn

Theo các chuyên gia sức khỏe, để giúp là giảm những triệu chứng nghẹt mũi, khó thở cho bé, các mẹ có thể áp dụng một trong những bí quyết dưới đây:

Chườm khăn ấm lên tai

Chắc chắn có nhiều mẹ sẽ thắc mắc, tại sao trẻ bị nghẹt mũi khó thở lại chườm khăm ấm lên tai? Lý giải điều này, các chuyên gia sức khỏe cho biết, tai – mũi và họng là những bộ phận quan trọng trên cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Ở hai bên tai có rất nhiều dây thần kinh có tác dụng điều tiết lưu thông máu ở vùng mũi. Vì vậy, khi gặp hơi ấm và nhiệt độ cao từ khăn, huyết quản sẽ nhanh chóng giãn ra có tác dụng lỗ mũi thông thoáng và dễ chịu hơn.

Thoa dầu làm nóng lòng bàn chân

Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao? thì có thể thực hiện thoa dầu làm nóng gan bàn chân cho bé. Mẹ có thể sử dụng tinh dầu tràm, tinh dầu khuynh diệp để làm giảm triệu chứng nghẹt mũi khó thở ở trẻ.

Đối với các bé đã trên 1,5 tuổi,  các mẹ có thể dán miếng cao dán nhỏ vào lòng bàn chân cũng giúp giảm được các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở hiệu quả.

thoa-dau-vao-long-ban-chan-cho-tre
Thoa dầu làm nóng lòng bàn chân cho trẻ giúp giảm nghẹt mũi

Kê cao gối cho bé khi ngủ

Khi trẻ bị nghẹt mũi khó thở, không thể ngủ được, mẹ có thể kê cao gối cho bé giúp bé thở dễ dàng và ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, khi kê cao gối các mẹ nên kê hẳn một phần vai của con lên phía trên gối để giúp cho bé không bị mỏi cổ và khó chịu.

Trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao? Massage mũi

Massage mũi cũng là một bí quyết làm giảm ngạt mũi và khó thở hữu hiệu. Mẹ có thể thực hiện theo cách sau: Dùng ngón tay trỏ của mẹ vuốt nhẹ nhàng dọc hai bên sống mũi cho trẻ để sống mũi nóng lên và thúc đẩy lưu thông khí huyết. Nhờ đó, cảm giác nghẹt mũi và khụt khịt khó chịu trong mũi sẽ nhanh chóng thuyên giảm

Uống nước chanh ấm pha mật ong

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước chanh ấm pha với mật ong có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi, phòng ngừa viêm họng, khản giọng. Nhưng các mẹ cần lưu ý, cách này chỉ nên áp dụng đối với trẻ đã trên 1 tuổi.

uong-nuoc-chanh-am-mat-ong
Uống nước chanh ấm pha với mật ong có tác dụng làm loãng dịch nhầy, làm thuyên giảm triệu chứng nghẹt mũi,

Uống siro Coje cảm cúm

Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi như siro Coje cảm cúm. Các mẹ có thể dùng song song với phương pháp trên để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu và dễ thở hơn. Coje hương dâu, vị ngọt dịu nên rất dễ uống, do không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Hy vọng với những thông tin, các mẹ đã biết trẻ bị nghẹt mũi khó thở phải làm sao. Trong trường hợp đã sử dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng nghẹt mũi khó thở vẫn không thuyên giảm hoặc nặng hơn, các mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc về cho con uống vì có thể dẫn đến những hậu quả không muốn.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.