Những cách hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm hiệu quả và an toàn nhất

Chắc hẳn không ít người vẫn đang mắc sai lầm trong cách hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm hoặc mắc các bệnh đường hô hấp nói chung.

cách hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm
Cha mẹ nên tìm hiểu những cách hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm

Nóng, sốt là triệu chứng phổ biến của hầu hết bệnh đường hô hấp mà đặc biệt là cảm cúm. Theo nguyên lý thì sốt là một triệu chứng có lợi và chứng tỏ rằng hệ miện dịch ở trẻ đang phát huy tác dụng của nó trong việc chống lại bệnh tật. Với cơn sốt nhẹ thì cha mẹ không cần quá lo lắng vì đó là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao thì rất đáng lo ngại bởi nhiệt độ thay đổi đột ngột và sốt cao (trên 38,5 độ C) kéo dài sẽ sinh ra những biến chứng đáng sợ như bại liệt, tổn thương não. Và không phải phụ huynh nào cũng biết cách hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm.

Bình tĩnh và xác định mức độ bệnh

đo nhiệt độ cho trẻ liên tục
Đo nhiệt độ cho trẻ liên tục để xử lý kịp thời

Không phải khi trẻ vừa sốt là bạn tìm mua cao dán, hay thuốc hạ sốt ngay. Đầu tiên phải kiểm tra xem nhiệt độ hiện tại của trẻ là bao nhiêu. Chú ý thêm những triệu chứng kèm theo để xác định bệnh lý của trẻ. Nếu như bệnh nặng, nguy hiểm thì phải đưa trẻ đến bệnh viên ngay. Còn nếu bệnh nhẹ như cảm lạnh, viêm mũi thì có thể tự điều trị tại nhà.  Triệu chứng kèm theo sốt do cảm cúm là hắt hơi, chảy mũi, đau đầu nhẹ,…. Sau khi đo nhiệt độ, nếu nhẹ thì để trẻ tự khỏi bằng cách cho trẻ nghỉ ngơi, còn nếu sốt cao trên 38 độ C thì mới nghĩ đến cách hạ sốt.

Tắm cho trẻ

tắm hạ sốt
Tắm cho trẻ bằng nước ấm để hạ sốt

Nhiều phụ huynh có quan điểm sai lầm là khi trẻ bị sốt do cảm cúm thì không nên tắm trong nhiều ngày. Thực tế, bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng khi bị cảm cúm hay mắc bệnh thì nên tắm cho trẻ. Hành động này giúp cho trẻ tránh những vi khuẩn, vi rút gây bệnh và tình trạng bội nhiễm do mất vệ sinh. Tuy nhiên, phụ huynh nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và hạn chế tắm ở những khu vực có gió lùa, tránh cho trẻ tắm trong bồn ngâm quá lâu. Sau khi tắm xong thì lau khô nhanh chóng rồi cho trẻ mặc quần áo vào.

Chườm nóng

chườm nóng hạ sốt
Thay vì chườm lạnh, hãy chườm nóng

Lưu ý rằng, tuyệt đối không được chườm lạnh cho trẻ theo cách dân gian. Phải chườm nóng vùng trán, nách, cổ của trẻ để hạ thân nhiệt. Cách tốt nhất là dùng khăn lông thấm nước ấm đấp lên những vùng cần hạ nhiệt. Dùng nước ấm lau khắp người trẻ để hạ nhiệt cũng là một cách mà phụ huynh nên làm.

Mát xa bằng tinh dầu bạc hà

Bên cạnh chườm nóng, hãy dùng tinh dầu bạc hà để xoa bóp cho trẻ. Cách này không những hạ sốt nhanh mà còn giúp trẻ cảm thấy thoài mái, thư giãn toàn thân. Đồng thời, cho trẻ ngửi tinh dầu bạc hà còn có thể giảm sổ mũi, nghẹt mũi, thông thoáng đường thở nhanh chóng.

Cho trẻ mặc quần áo thích hợp

Dù là đơn giản nhưng không ít cha mẹ mắc sai lầm khi chọn quần áo cho trẻ cảm cúm đấy nhé. Khi trẻ sốt do cảm cúm sẽ kèm theo nóng lạnh nên cha mẹ thường quấn trẻ trong nhiều lớp quần áo. Điều này khiến cản trở thân nhiệt thoát ra ngoài và tình trạng sốt sẽ không thể thuyên giảm được. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, không hầm bí khi bị cảm cúm là điều nên làm nhưng không phải vì thế mà cho trẻ mặc quá mong manh.

Dùng thuốc hạ sốt và uống nhiều nước

uống nước hạ sốt
Uống nước nhiều giúp hạ sốt

Chỉ những trường hợp trẻ sốt quá cao hoặc trên 38,5 độ C thì mới nghĩ đến việc dùng thuốc hạ sốt dành cho trẻ em. Chỉ dùng những loại thuốc hạ sốt mà bác sĩ khuyên dùng rộng rãi. Không tự ý mua kháng sinh cho trẻ dùng bừa bãi khi trẻ bị nóng, sốt dù nhẹ hoặc cao đi chăng nữa. Cũng nên lưu ý rằng aspirin gây nhiều tác dụng phụ nên không nên dùng cho trẻ em khi sốt.

Đồng thời, bổ sung nước cũng là cách hạ sốt cho trẻ khi cảm cúm vừa an toàn vừa hiệu quả. Tốt nhất là cho trẻ uống nước ấm hoặc nước trái cây trong giai đoạn trẻ bị sốt.