Cảm cúm bị chảy máu cam phải làm sao?

Do mũi nằm ngay giữa mặt và có rất nhiều mạch máu nên chúng ta đều ít nhất từng có một lần trong đời bị chảy máu mũi vì nhiều lý do. Cảm cúm bị chảy máu cam không nguy hiểm, không đe dọa tính mạng và có thể dễ dàng kiểm soát.

Triệu chứng và cách xử lý cảm cúm bị chảy máu cam

Thông thường, chảy máu mũi chỉ bị 1 bên mũi và máu sẽ chảy ra ngoài có thể ít hoặc nhiều. Trường hợp chảy máu quá nhiều thì máu có thể tràn sang cả bên mùi còn lại  và ta thấy chảy máu mũi ở cả 2 bên. Máu cũng có thể chảy xuống họng hoặc bị nuốt xuống dạ dày, khi đó bệnh nhân sẽ có dấu hiệu khạc ra máu hoặc nôn ra máu.

Do mũi nằm ngay giữa mặt và có rất nhiều mạch máu nên chúng ta đều ít nhất từng có một lần trong đời bị chảy máu mũi

Nếu bị chảy máu mũi nhiều, người bệnh sẽ có các dấu hiệu của mất máu cấp như hoa mắt, choáng váng, rối loạn nhịp tim, nhợt nhạt, thở nhanh, ngất. Tuy nhiên chảy máu mũi hiếm khi gây mất nhiều máu đến vậy.

Khi trẻ bị chảy máu mũi, bố mẹ cần:

– Giữ bình tĩnh.

– Cho trẻ ngồi xuống và ngả đầu về phía trước. Khi ngồi, đầu sẽ cao hơn tim, theo đó áp suất máu ở vùng mũi sẽ được giảm bớt, làm giảm chảy máu. Không nên ngả đầu ra sau để tránh tình trạng máu chảy xuống họng và vào các xoang.

– Dùng ngón trỏ và ngón cái bóp thật chặt mũi khoảng 10-20 phút để cầm máu, thở bằng miệng. Nếu sau 20 phút, máu vẫn chảy thì bố mẹ nên đưa trẻ đến ngay bệnh viện.

– Nếu có máu trong cổ họng thì bảo trẻ khạc ra vì nuốt máu sẽ gây nôn ói.

Sau khi ngưng chảy máu mũi, bố mẹ cần:

– Cố gắng không gây kích thích mũi (như xì mũi hoặc hắt hơi) trong ít nhất 24 giờ.

– Bảo đảm không khí đủ độ ẩm, nhất là nơi có khí hậu nóng và khô. Có thể sử dụng máy phun sương hoặc đơn giản chỉ cần đặt trong phòng một nồi nước to.

Bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ nếu trẻ bị chảy máu mũi liên tục hoặc có kèm chấn thương đầu, đang sử dụng thuốc chống đông máu, sau khi tự xử lý như trên mà máu vẫn chảy. Tùy trường hợp cụ thể bác sĩ có thể cho làm xét nghiệm máu, kiểm tra huyết áp, chụp X-quang, điện tim… để xác định nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp.

Trẻ em thường chảy máu mũi trước

Tùy vị trí bị chảy máu, y học chia chảy máu mũi làm 2 loại: chảy máu mũi sau và chảy máu mũi trước.

– Chảy máu mũi trước: Chiếm tới hơn 90% các trường hợp chảy máu mũi, gần như tất cả trường hợp chảy máu mũi ở trẻ em đều thuộc loại này. Điểm chảy máu là nơi hội tụ các mạch máu nhỏ ở phần trước – dưới của vách ngăn mũi. Loại chảy máu mũi trước này bố mẹ có thể xử lý dễ dàng ngay tại nhà.

– Chảy máu mũi sau: Ít gặp hơn loại chảy máu mũi trước nhiều, thường xảy ra ở người lớn. Các vị trí chảy máu nằm ở những nơi cao hơn và sâu phía sau của hốc mũi hơn. Loại chảy máu mũi này gây biến chứng nhiều hơn và thường phải được bác sĩ tai mũi họng xử lý tại bệnh viện.

Để ngăn ngừa cảm cúm bị chảy máu cam, bố mẹ nên cho trẻ uống siro Coje cảm cúm ngay khi thấy con có các dấu hiệu và triệu chứng bị cảm cúm.  Siro Coje không chứa kháng sinh, giúp điều trị các triệu chứng cảm cúm nhờ các thành phần: Paracetamol tăng ngưỡng chịu đau, kiểm soát các triệu chứng nhức đầu, đau khớp, đau cơ; Phenylephrine HCl giảm phù nề, sung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi; Kháng histamin giảm sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt. Sản phẩm được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.