Bệnh viêm mũi mạn tính ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị

Viêm mũi mạn tính là bệnh phổ biến và thường gặp nên có thể tìm đến con bạn bất cứ lúc nào, nhất là trong thời tiết hanh khô, không khí ô nhiễm như hiện nay. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như các biến chứng viêm mũi mạn tính ở trẻ em có thể xảy ra sẽ giúp bạn điều trị và phòng ngừa bệnh tốt nhất.

Bệnh viêm mũi mạn tính ở trẻ em là gì?

Viêm mũi mạn tính ở trẻ em là tình trạng niêm mạc khoang mũi và niêm mạc bên dưới của trẻ bị viêm nhiễm. Nếu niêm mạc mũi sưng huyết mạn tính thì được gọi là viêm mũi đơn thuần dạng mạn tính. Còn nếu niêm mạc mũi và cuốn mũi phát triển phì đại lên thì gọi là viêm mũi phì đại mạn tính.

Viêm mũi mạn tính là tình trạng niêm mạc khoang mũi và niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm

Viêm mũi mạn tính
Viêm mũi mạn tính

Điểm danh nguyên nhân viêm mũi mạn tính ở trẻ em

Theo các chuyên gia sức khỏe, các nguyên nhân viêm mũi mãn tính ở trẻ gồm có:

– Do trẻ thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất, bụi bẩn, nơi cư trú các loại vi khuẩn gây bệnh, gây viêm nhiễm ở xoang mũi.

– Theo thống kê, khoảng 10% người bị viêm mũi mạn tính là do nguyên nhân di truyền.

– Do tiếp xúc với nấm mốc, bụi nhà, phấn hoa, lông vật nuôi,…

– Các ổ viêm nhiễm kế cận như V.A ở trẻ em.

– Do một số giải phẫu bất thường ở mũi: polyp, vẹo vách ngăn,…

Dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi mạn tính

Bệnh viêm mũi mạn tính được chia làm 2 loại là viêm mũi mạn tính xuất tiết và viêm mũi mạn tính quá phát. Tương đương với 2 loại này sẽ có các dấu hiệu và triệu chứng nhận biết các nhau. Cụ thể:

– Viêm mũi mạn tính xuất tiết: Các triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm mũi mạn tính xuất tiết gồm có: chảy nước mũi; niêm mạc mũi phù nề trở nên dày, ứ đọng dịch nhầy, làm hẹp đường thở khiến trẻ khó thở và phải thở bằng miệng. Hiện tượng này kéo dài sẽ khiến các chức năng của mũi bị giảm sút, khả năng ngửi kém, thậm chí còn gây mất ngủ. Viêm mũi mạn tính xuất tiết thường xảy ra ở trẻ em do viêm VA, VA quá phát hoặc do bị viêm mũi cấp nhiều lần.

– Viêm mũi mạn tính quá phát: Ngạt mũi, tắc mũi và đôi lúc có xuất tiết là các triệu chứng viêm mũi mạn tính quá phát. Khác với viêm mũi mạn tính xuất tiết, bệnh viêm mũi mạn tính quá phát chủ yếu xảy ra ở người lớn với các nguyên nhân chính là: vẹo vách ngăn, dày vách ngăn, polyp mũi, do tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, sức đề kháng kém, người có cơ địa dị ứng,…

Bệnh viêm mũi mạn tính ở trẻ em có nguy hiểm không?

Các chuyên gia sức khỏe cảnh báo, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh viêm mũi mạn tính ở trẻ em sẽ dẫn đến: Viêm xoang, viêm tai giữa, lệch vách ngăn mũi, viêm dây thần kinh thị giác, viêm họng, viêm màng não và một số vấn đề về sức khỏe khác. Thậm chí, bệnh có thể phát triển thành ung thư.

Không chỉ vậy, tình trạng nghẹt mũi kéo dài, dịch nhầy tích tụ ở trong xoang mũi khiến trẻ hít thở khó khăn, phải thở bằng miệng rất dễ gây tình trạng ngủ ngáy. Đặc biệt khi ngủ say, lượng oxy cung cấp không đủ có thể gây cao huyết áp, nhồi máu não và nguy cơ dẫn đến đột tử.

Viêm mũi mạn tính ở trẻ em có chữa được không?

Việc phát hiện và điều trị sớm khi mới xuất hiện triệu chứng sẽ giúp việc điều trị viêm mũi mạn tính đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều so với việc để bệnh kéo dài lâu ngày.

Để điều trị bệnh hiệu quả, việc tìm hiểu nguyên nhân viêm mũi mãn tính là rất quan trọng. Thông thường, các bác sĩ có thể sẽ cho một số loại thuốc làm săn se niêm mạc, thuốc làm co mạch để chống phù nề. Trường hợp nặng có thể dùng kháng sinh thuốc chống dị ứng đợt cấp, tuy nhiên mẹ không nên tùy tiện cho trẻ uống thuốc và lạm dụng thuốc. Tốt nhất, cha mẹ nên tham khảo và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc trị viêm mũi mãn tính nào cho con.

Cách đơn giản để điều trị và phòng ngừa viêm mũi mạn tính là: Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ; không nuôi vật nuôi, trồng hoa xung quanh nhà dễ gây dị ứng; tránh ăn những loại thực phẩm gây dị ứng: thực phẩm để lâu, nhiều chất bảo quản, hải sản tôm, cua, mực, sò, ngao,…; đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, khi tiếp xúc với những nơi khói bụi, ô nhiễm,….

deo khau trang
Khi ra đường nên đeo khẩu trang để tránh viêm mũi

Theo các bác sĩ, để điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi mạn tính ở trẻ em, điều quan trọng nhất cần làm đó là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời phải phục hồi được niêm mạc xoang. Siro Coje có chứa các thành phần: Paracetamol, Phenylephrine HCl và kháng histamin,…  giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi hiệu quả.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn thêm về bệnh viêm mũi mạn tính ở trẻ em cũng như cách dùng siro Coje để trị bệnh.