Dấu hiệu bị cảm cúm ở trẻ mẹ cần phải nắm rõ

Do sức đề kháng của còn non yếu nên trẻ nhỏ thường rất hay bị cảm cúm. Vì vậy, nếu đang nuôi con nhỏ, các mẹ cần phải quan sát để biết được những dấu hiệu bị cảm cúm ở trẻ nhỏ để nhanh chóng có phương pháp chữa trị đúng cách và kịp thời cho bé.

Do sức đề kháng của còn non yếu nên trẻ nhỏ thường rất hay bị cảm cúm

8 dấu hiệu bị cảm cúm ở trẻ các mẹ cần biết

Theo các chuyên gia sức khỏe, có 8 dấu hiệu chính khi trẻ bị cảm cúm mẹ cần phải nắm rõ gồm:

– Trẻ bị nghẹt mũi và chảy nhiều nước mũi.

– Trẻ bị chảy nước mũi dạng lỏng, sau dần dần trở lên đặc hơn và có thể màu vàng hoặc xanh.

– Trẻ bị sốt nhẹ.

– Trẻ bị ho.

– Trẻ bị hắt hơi.

– Trẻ biếng ăn.

– Trẻ bị khó chịu, quấy khóc.

– Trẻ khó ngủ.

Trẻ bị khó chịu, quấy khóc khi bị cảm cúm

Các mẹ nên làm gì khi trẻ bị cảm cúm?

Ngay khi thấy trẻ nhỏ có các dấu hiệu bị cảm cúm, mẹ cần làm những điều sau:

+ Nếu trẻ bị sốt nhẹ: Mẹ hãy dùng khăn tay ẩm chườm trán, dùng chanh tươi chà lên trán và tay chân trẻ để hạ sốt cho trẻ.

+ Nếu trẻ bị sổ mũi: Mẹ có thể sử dụng một số phương pháp như: nhỏ nước muối sinh lý, dùng dụng cụ hút nước mũi, làm ẩm không khí, dạy trẻ cách xì mũi hoặc cho trẻ uống trà gừng… sẽ giúp mũi trẻ thông thoáng và thoải mái hơn.

+ Nếu trẻ bị viêm họng và ho: Mẹ nên áp dụng các cách trị ho bằng dân gian hiệu quả cho trẻ như mật ong, lá hẹ hoặc gừng.

Khi nào mẹ cần cho trẻ đi gặp bác sĩ?

Đối với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, khi thấy con có những triệu chứng đầu tiên bị cảm cúm, bố mẹ nên đưa con đến ngay bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Bởi cơ thể trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi quá nón yếu, bệnh cảm cúm rất dễ gây biến chứng thành viêm phổi, viêm thanh khí quản hoặc các bệnh tật nghiêm trọng khác.

Nếu bé đã được hơn 3 tháng tuổi, hầu hết cảm cúm sẽ không đáng lo nhưng bTrẻ bị khó chịu, quấy khóc khi thấy 1 trong những dấu hiệu bị cảm cúm sau:

– Không làm tã ướt như nhiều như bình thường.

– Có nhiệt độ cao hơn 38,30 C trong hơn ba ngày.

– Có nhiệt độ cao hơn 38,90C trong một ngày.

– Bị đau tai.

– Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, nhiều rỉ mắt.

– Nước mũi đặc, xanh lá cây trong hơn hai tuần.

– Ho hơn 1 tuần không khỏi.

Mẹ cần tìm sự giúp đỡ y tế ngay nếu trẻ:

– Ho dữ dội đến mức có sự thay đổi màu da và ói mửa.

– Ho ra máu, nhuốm màu đờm.

– Không uống hoặc chỉ uống rất ít nước.

– Khó thở, da có màu xanh nhạt xung quanh miệng và môi.

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi trẻ mới chớm có dấu hiệu bị cảm cúm, bố mẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng ấm, bổ sung vitamin C, súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi, uống siro Coje cảm cúm để giảm nhanh các biểu hiện cảm cúm ở trẻ em như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng, ho… Tuy nhiên, nếu trẻ có những biểu hiện nặng thêm như sốt cao, tiêu chảy, nôn trớ… bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ càng sớm càng tốt để điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.