Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì?

Rất nhiều bà mẹ gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Coje rằng: Trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì để không khiến tình trạng sức khỏe của con nặng hơn. Dưới đây chúng tôi xin gợi ý một số nhóm thực phẩm các mẹ không nên cho con ăn khi bị cảm cúm.

Thực phẩm giàu protein

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bị cảm cúm, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu protein như tôm, cá, cua, trứng, thịt…Lý do là bởi việc ăn quá nhiều các thực phẩm này sẽ khiến cơ thể trẻ phải mất rất nhiều sức cho việc tiêu hóa thức ăn.

Không chỉ vậy, những thực phẩm giàu protein cũng vậy chứa hàm lượng calo dồi dào. Theo đó, cơ thể sẽ phải dự trữ năng lượng, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên, gây khó khăn và ảnh hưởng đến việc hạ sốt.

tre-bi-cam-cum-khong-nen-an-gi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ bị cảm cúm, mẹ không nên “ép” trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm giàu protein như tôm, cá, cua, trứng, thịt

Trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì? Hãy tránh xa thực phẩm giàu lipid

Trẻ nhỏ thường rất thích đồ ăn nhanh, đồ chiên rán như khoai tây chiên, cánh gà rán… Nếu như khi bé khỏe mạnh, mẹ có thể chiều theo sở thích của bé, thì khi trẻ bị cảm cúm, mẹ nên hạn chế bớt sở thích này của con.

Sở dĩ không nên cho bé ăn thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ khi bị cảm cúm là vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ đã yêu đi, các chức năng cũng hoạt động kém hiệu quả hơn, không thể phân giải được lipid, gây ra tình trạng đầy bụng, thậm chí là rối loạn tieu hóa. Đặc biệt, thực phẩm giàu lipid còn làm tăng thân nhiệt, dẫn đến khó hạ sốt. Có thể kể đến một số các thực phẩm chứ nhiều lipid như sữa, lạc, mỡ động vật…

Thực phẩm có tính hàn

Nếu các mẹ đang băn khoăn trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì thì hãy tránh xa các thực phẩm có tính hàn. Một số thực phẩm có tính hàn như cà chua, các món canh, thức uống hay đồ ăn lạnh sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, rất khó để hạ sốt, thậm chí còn kéo dài triệu chứng đau họng và ho.

Nếu trẻ sốt nóng và đòi uống nước, mẹ tuyệt đối không nên cho con uống nước lạnh, sữa lạnh, nước đá, kem hay bất cứ đồ ăn thức uống nào lạnh. Bởi không khí lạnh chính là môi trường thuận lợi cho vi rút cúm phát triển mạnh hơn, tấn công vào hệ hô hấp và tiêu hóa còn rất non yếu của trẻ.

khong-an-do-an-lanh-khi-bi-cam-cum
Nếu trẻ sốt nóng và đòi uống nước, mẹ tuyệt đối không nên cho con uống nước lạnh, sữa lạnh, nước đá, kem hay bất cứ đồ ăn thức uống nào lạnh.

Thực phẩm quá ngọt

Việc cho trẻ ăn nhiều đồ uống và thức ăn ngọt sẽ gây ức chế miễn dịch, khiến tình trạng bênh dai dẳng và lâu khỏi hơn, thậm chí còn gây tình trạng viêm và nhiễm trùng, ản hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Do vậy, nếu trẻ đòi ăn bánh ngọt, kẹo, bánh kem… hay bất kỳ thực phẩm ngọt nào, mẹ tuyệt đối không nên cho con ăn.

Thực phẩm quá mặn

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn nhạt và ăn ít các thực phẩm chứa nhiều muối giúp bệnh cảm cúm nhanh chóng thuyên giảm hơn. Lý do là bởi, việc ăn ít các thực phẩm chứa nhiều muối có tác dụng nâng cao lượng lysozyme có trong nước bọt để bảo vệ họng. Theo đó, họng sẽ tiết ra chất globulin và interferons để chống lại bệnh cảm cúm.

Không chỉ vậy, đồ ăn quá mặn và chứa nhiều muối còn khiến cơ thể tích nước, dẫn đến phù nề và không chuyển hóa thành năng lượng, gây tình trạng ứ đọng trong cơ thể, dẫn đến việc hồi phục sức khỏe chậm.

khong-an-thuc-pham-chua-nhieu-muoi
Đồ ăn quá mặn và chứa nhiều muối gây tình trạng ứ đọng trong cơ thể, dẫn đến việc hồi phục sức khỏe chậm.

Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ ăn uống khi trẻ bị cảm cúm, các mẹ nên kết hợp cho con uống siro Coje cảm cúm để bệnh nhanh khỏi hơn. Coje không chứa kháng sinh nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho con uống, sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Hy vọng với những chia sẻ từ chuyên gia của cojecamcum.vn, các mẹ đã phần nào biết khi trẻ bị cảm cúm không nên ăn gì? Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.