Làm gì để phòng cảm cúm cho trẻ lúc giao mùa?

Giao mùa là thời điểm trẻ rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trong đó chủ yếu là cảm cúm. Khi bị cảm cúm, trẻ thường rất mệt mỏi, lười ăn và không muốn vận động. Vậy bố mẹ nên làm gì để phòng cảm cúm cho trẻ lúc giao mùa?

Tại sao trẻ dễ bị cảm cúm khi giao mùa?

Thời tiết giao mùa nóng lạnh thất thường, kèm theo độ ẩm khá cao chính là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, vi rút và nấm gây bệnh phát triển như: virus Rhino, Á cúm Para influenza, Corona, Adeno, virus hợp bào RSV, Streptoccocus Pyogenes, vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphilococcus aureus, Corynebacterium, Pneumococcus, …

Nếu trong thời tiết này, trẻ nhỏ không được chăm sóc sức khỏe thật tốt rất dễ bị mắc các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó phổ biến nhất là cảm cúm.

lam-gi-de-phong-cam-cum
Giao mùa là thời điểm trẻ rất dễ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, trong đó chủ yếu là cảm cúm

Dấu hiệu nhận biết bệnh cảm cúm

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh cảm cúm gồm có: sốt; hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi; mệt mỏi; đau họng, ho, khàn tiếng; đau đầu; đau mỏi cơ khớp…

Theo thống k của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 500 triệu – 1,5 tỉ người mắc bệnh cảm cúm, trong đó 3-5 triệu trường hợp cúm nặng và khoảng 250.000-500.000 trường hợp tử vong. Trong đó, trẻ nhỏ người già, người mắc các bệnh mạn tính là những đối tượng dễ bị biến chứng nhiều nhất khi bị cảm cúm và mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

dau-hieu-cam-cum
Những dấu hiệu cảnh báo trẻ mắc bệnh cảm cúm

Nên làm gì để phòng cảm cúm cho trẻ?

Nên làm gì để phòng cảm cúm cho trẻ là câu hỏi được rất nhiều bố mẹ quan tâm tìm hiểu. Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe:

Về chế độ ăn uống

– Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng và khoa học.

– Chế biến thức ăn đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thực phẩm ôi thiu, quá hạn sử dụng hay chứa hoát chất độc hại.

– Chọn các thực phẩm dễ tiêu hóa; ít dầu mỡ, không cay nóng; cân đối giữa chất đạm và chất xơ.

– Bổ sung các thực phẩm có khả năng phòng bệnh cảm cúm hiệu quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ như: mật ong, gừng, tỏi, khoai tây, tôm, cua, hàu, thịt gà, thịt lợn, trứng, củ cải, khoai lang, các loại hạt,…

– Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, bưởi, chanh, dâu tây, táo…

– Cho trẻ uống nhiều nước lọc để đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài.

an-uong-phong-ngua-cam-cum
Cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng và khoa học.

Về chế độ sinh hoạt

– Hạn chế tối đa việc để trẻ tiếp xúc với những người đang bị cảm cúm.

– Vệ sinh và tắm giặt cho trẻ sạch sẽ hàng ngày.

– Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là sau khi đi vui chơi, ăn uống và sau  khi đi vệ sinh.

– Cho trẻ vận động nhẹ nhàng hàng ngày để tăng sức đề kháng.

– Cho trẻ ngủ sớm và ngủ đủ giấc.

– Giữ môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ và thông thoáng.

– Vệ sinh đồ chơi của trẻ 2 lần/tuần.

– Giặt chăn ga gối đệm thường xuyên hàng tuần để tránh vi khuẩn và vi rút trú ngụ gây bệnh.

– Mặc đủ ấm cho trẻ khi trời lạnh và mặc thoáng mát khi trời nóng.

phong-ngua-cam-cum
Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn

Tiêm phòng

–  Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ đầy đủ là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh cảm cúm. Việc tiêm phòng cũng giúp giảm bớt đáng kể các triệu chứng và nguy cơ biến chứng do cảm cúm gây ra.

– Trẻ nhỏ từ 06 tháng tuổi đến 5 tuổi nên tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm.

tiem-phong-cam-cum
Tiêm vắc xin phòng cúm cho trẻ đầy đủ là cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm.

Trên đây chuyên gia sức khỏe đã tư vấn giúp các mẹ nên làm gì để phòng cảm cúm cho trẻ lúc giao mùa. Nếu trẻ không may mắn bị cảm cúm, mẹ có thể tham khảo và sử dụng siro Coje cảm cúm. Coje giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi … giúp con thoải mái, dễ chịu và mau khỏi hơn. Sản phẩm được bào chế dạng siro, vị ngọt dịu và hương dâu nên các bé rất thích, các mẹ sẽ không phải tốn công nịnh hay ép con uống thuốc. Chỉ cần uống 2-3 lần/ngày đường thở của con thông thoáng, dễ chịu giúp con nhanh chóng khỏe mạnh, ăn ngoan và chơi ngoan.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.