Nghẹt mũi ở trẻ em, triệu chứng không nên coi thường

Một trong những triệu chứng đáng ghét của bệnh cảm cúm là nghẹt mũi. Và nghẹt mũi ở trẻ em được xem là nguy hiểm và dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

nghẹt mũi ở trẻ em
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ em gây khó chịu

Do sức đề kháng kém nên khi cảm cúm thì trẻ em thường có nhiều triệu chứng của bệnh hơn. Ngoài đau đầu, người mệt mỏi thì trẻ cũng sẽ bị nghẹt mũi nhiều hơn do nước mũi tiết ra liên tục. Tưởng chừng như không đang ngại nhưng chứng nghẹt mũi mà kéo dài lâu sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Và một điều đáng lo lắng khác nữa là khi cha mẹ thấy trẻ nghẹt mũi, sổ mũi thì liền mua thuốc cho trẻ uống. Thực tế thì thói quen này là không hề tốt cho chứng nghẹt mũi ở trẻ em. Nếu muốn con bạn thoát khỏi triệu chứng này nhanh chóng thì hãy áp dụng những cách sau đây.

Chườm nóng khu vực tại

chườm nóng giảm nghẹt mũi
Hãy chườm nóng để giảm nghẹt mũi

Thực tế thì tai và mũi có nhiều dây thần kinh và mạch máu thông nhau nên sẽ có thể giảm nghẹt mũi hiệu quả khi tác động đến khu vực tai trẻ. Chườm tai trẻ với khăn nóng sẽ giúp đường huyết được kích thích và giảm chứng nghẹt mũi ở trẻ nhanh chóng. Thực hiện việc này khoảng 10-15 phút là được.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

rửa mũi bằng nước muối
Vệ sinh mũi bằng nước muối

Đây là cách chữa nghẹt mũi ở trẻ em an toàn và đơn giản nhất. Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ để làm loãng dịch nhầy rồi hướng dẫn trẻ hỉ mũi ra ngoài. Thực hiện nhiều lần trong ngày hoặc khi trẻ cảm thấy nghẹt mũi. Lưu ý rằng nên mua nước muối sinh lý tại hiệu thuốc thay vì tự ý pha nước muối tại nhà.

Dùng tinh dầu bạc hà để thông mũi

Đây cũng là mẹo giảm nghẹt mũi khá hiệu quả ở trẻ em. Hãy lấy ít tinh dầu bạc hà và dùng đầu ngón tay đưa lên mũi trẻ. Tinh dầu bạc hà sẽ kích thích mạch máu ở mũi lưu thông và có tác dụng thông thoáng đường thở.

Chanh – mật ong

chanh mật ong giảm nghẹt mũi
Một hỗn hợp khác được tin dùng là chanh và mật ong

Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng đối với những trẻ trên 1 tuổi. Chuẩn bị một ly nước ấm, hòa ít mật ong vào rồi cho trẻ uống 1 ngày 3 lần. Dung dịch nước uống này có thể giúp giảm chứng nghẹt mũi, giảm ho và tiêu đờm.

Kê đầu cao khi ngủ

Đây là phương pháp vật lỳ để cho dịch nhầy mũi tự động chảy ra khỏi khoang mũi. Do đó khi trẻ bị nghẹt mũi thì hãy kê đầu cao khi ngủ. Sau 1 đêm sẽ thấy triệu chứng nghẹt mũi giảm đi phần nào.

Dùng dầu khuynh diệp

Phụ huynh cũng có thể lấy dầu khuynh diệp theo vào lòng bàn chân của trẻ rồi xoa nhẹ trước mang vớ vào cho trẻ. Cách này sẽ đạt hiệu quả cao khi kết hợp dùng dầu mát xa sau lưng và ngực trẻ trong vài phút.