Nguyên nhân cảm cúm? Các giai đoạn của bệnh cảm cúm ở trẻ?

Cảm cúm là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường. Bệnh gây ra các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi, mệt mỏi, chán ăn. Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy nguyên nhân cảm cúm ở trẻ là gì? Các giai đoạn của bệnh cảm cúm ở trẻ như thế nào? Đáp án sẽ có ngay trong bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gây cảm cúm ở trẻ em

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hạn chế lây lan vi rút gây bệnh. Do vậy, trẻ em  là đối tượng rất dễ mắc cảm cúm do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện và non yếu.

Hiện nay, thời tiết đang ở giai đoạn giao mùa, thay đổi thất thường với nhiệt độ lúc nóng, lúc nắng lúc mưa bất thường khiến sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, dễ mắc bệnh trong đó phổ biến nhất là bệnh cảm cúm. Đặc biệt, không khí lúc hanh khô, lúc ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi cho loại vi rút gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Lúc này, cơ thể trẻ không thích ứng kịp thời sẽ khiến cho sự vi rút cúm dễ dàng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Siêu vi cúm có ở trong nước bọt và nước mũi của trẻ bị cảm cúm nên rất dễ lây lan sang từ trẻ này sang trẻ khác. Những hạt nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi và miệng trẻ bị cảm cúm khi hắt hơi, ho và qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh cảm cúm rất dễ lây lan, chỉ 1 ngày trước khi có triệu chứng, trẻ đã có thể truyền vi rút cho những trẻ khác và tiếp tục lây truyền trong những ngày tiếp theo. Việc biết được nguyên nhân cảm cúm ở trẻ sẽ giúp bố mẹ có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả cho con.

cac-giai-doan-cua-benh-cam-cum
Trẻ em  là đối tượng rất dễ mắc cảm cúm do hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện và non yếu.

Các giai đoạn của bệnh cảm cúm

Các bác sĩ cho biết, các giai đoạn của bệnh cảm cúm diễn ra như sau:

– Giai đoạn 1: Trẻ chớm bị cảm cúm

Biểu hiện thường gặp nhất là hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong, thở khụt khịt, có thể kèm sốt nhẹ dưới 38 độ C, húng hắng ho.Trẻ vẫn có thể và vui chơi bình thường.

– Giai đoạn 2: Biểu hiện nặng hơn

– Sau 1 vài ngày nếu không được chữa kịp đúng cách, trẻ có thể xuất hiện những triệu chứng nặng hơn như: Sổ mũi, nghẹt mũi nhiều và nặng hơn; nước mũi đặc, có mày màu xanh vàng và mùi tanh; ho nhiều hơn; sốt cao trên 38,5 độ C; mệt mỏi hơn và ăn kém hơn.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân thường xuyên bị cảm cúm ở trẻ là do đã bị bội nhiễm thêm vi khuẩn. Lúc này, bên cạnh các thuốc giảm sổ mũi, giảm ho, hạ sốt, trẻ cần được điều trị bằng kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ tuyệt đối không được tự ý mua và cho con uống thuốc kháng sinh. Vì nếu sử dụng không thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng, thuốc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Tốt nhất mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

tre-bi-hat-hoi-so-mui
Biểu hiện đầu tiên của bệnh cảm cúm là hắt hơi, sổ mũi, nước mũi trong, thở khụt khịt,

Giai đoạn 3: Bệnh có xu hướng lan xuống đường hô hấp dưới hoặc lây sang viêm tai

– Nếu lan xuống đường hô hấp dưới gồm viêm phổi, viêm phế quản: Trẻ bị sổ mũi nhiều, có đờm, tiếng ho nặng, ho nhiều hơn, thở khò khè, có thể kèm theo sốt cao; nước mũi và đờm có màu xanh vàng, thậm chí là vàng nâu. Nếu bị nặng, bé còn khó thở, người mệt mỏi, co rút lồng ngực, bỏ ăn và quấy khóc.

– Nếu lan sang viêm tai: Bên cạnh các biểu hiện của viêm đường hô hấp, trẻ còn bị đau tai, tai chảy nước, mủ có mùi hôi, quấy khóc, sốt cao.

Các bác sĩ khuyến cáo, nếu trẻ có những biểu hiện trên, bố mẹ nên đưa con đi bệnh viện để được bác sĩ thăm khám để tìm ra những nguyên nhân cảm cúm kéo dài, từ đó biết cách phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách điều trị hiệu quả khi trẻ bị cảm cúm

Như vậy, các mẹ đã nắm được nguyên nhân gây bệnh cảm cúm ở trẻ. Hiện nay, chữa có thuốc chữa cảm cúm thông thường. Thuốc kháng sinh không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chỉ được sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu bị bội nhiễm. Cách điều trị tốt nhất chính là làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm bằng cách:

– Vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.

– Sử dụng dụng cụ hút mũi để loại bỏ dịch nhầy tích tụ trong mũi gây ngạt mũi, khó thở.

– Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, bố mẹ có thể cho con uống Acetaminophen hạ sốt với liều lượng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

dua-be-di-kham-bac-si-
Bố mẹ nên đưa con đi bệnh viện để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

– Cho trẻ uống nhiều nước lọc, sữa, nước ép hoa quả hoặc các loại nước chứa chất điện giải để tránh tình trạng mất nước, thiếu nước.

– Súc miệng bằng nước mũi để làm giảm chứng đau rát họng và ho.

– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Việc lạ dụng thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc “vô tội vạ” không những không chữa khỏi bệnh mà còn khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân cảm cúm và các giai đoạn của bệnh cảm cúm ở trẻ. Nếu muốn trị cảm cúm nhanh chóng, hiệu quả và an toàn mà không phải dùng tới thuốc kháng sinh tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo thông tin về sản phẩm Coje cảm cúm. Nhờ các thành phần paracetamol, phenylephrine HCl và kháng histamin Coje giúp cải thiện rõ rệt các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm. Không chỉ trị cúm nhanh chóng, Coje còn khá an toàn vì không chứa kháng sinh. Sản phẩm dùng cho từ 2 tuổi trở lên, trẻ dưới 2 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn cách dùng siro Coje trị cảm cúm nhé.