Những điều cần biết về bệnh viêm mũi họng sung huyết

Viêm mũi họng sung huyết là bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới viêm mũi họng mãn tính và ung thư vòm họng. Việc nắm rõ những thông tin về bệnh viêm mũi họng sung huyết sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa và điều trị đúng cách, kịp thời.

viem-mui-hong-sung-huyet
Viêm mũi họng sung huyết là bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới viêm mũi họng mãn tính và ung thư vòm họng.

Viêm mũi họng sung huyết là gì?

Viêm mũi họng sung huyết được biết đến với tên gọi khác là viêm họng cấp, là bệnh lý phổ biến và thường gặp. Bệnh có thể xuất hiện riêng biệt hoặc cũng có thể xuất hiện cùng với một số bệnh lý như phát ban, viêm amidan, cúm sởi. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời bệnh còn gây ra viêm họng mãn tính và ung thư vòm họng rất nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi họng sung huyết chủ yếu là do các loại vi rút tấn công (chiếm tới 60-80%), 20-40% trường hợp bị bệnh còn lại là do vi khuẩn tấn công. Đặc biệt, bệnh dễ xảy ra và phát triển mạnh hơn ở các đối tượng sau:

– Những người có thói quen ăn các thực phẩm, đồ ăn nóng, cay, nhiều dầu mỡ; ăn đồ lạnh.

– Những người có hay uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá hoặc các thức uống có chứa chất kích thích.

– Những người làm việc và thường xuyên phải tiếp xúc với khó bụi, bụi bẩn, hóa chất độc hại…

– Những người mắc các bệnh lý liên quan đến các bộ phận của hệ hô hấp như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm khí quản.

– Những người có sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược, hệ thống miễn dịch suy gảm.

– Những người mắc bệnh xương khớp, tiểu đường, dị ứng cơ địa làm suy giảm hệ thống tuần hoàn máu.

– Những người bị áp lực công việc, thức khuya ngủ muộn, thường xuyên bị stress, căng thẳng…

an-do-lanh-gay-viem-mui-hong
Những người thường xuyên ăn đồ lạnh có nguy cơ mắc bệnh viêm mũi họng sung huyết cao hơn

Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm mũi họng sung huyết

Ngay khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng và biểu hiện dưới đây, rất có thể bạn đã bị viêm mũi họng sung huyết:

– Sốt cao hơn 39 độ C.

– Cổ họng bị ngứa, khó chịu và nóng rát, cơn đau có thể lan đến vùng tai.

– Ho khan kèm theo dịch nhầy gây khó chịu trong thời gian dài.

– Chảy nước mũi, chảy máu mũi.

– Khó thở, nhức đầu, mệt mỏi.

– Niêm mạc họng bị sưng tấy đỏ, phù nề.

– Hai amidan bị sưng to.

trieu-chung-cua-viem-mui-hong-sung-huyet
Niêm mạc họng bị sưng tấy đỏ, phù nề

Nên làm gì khi bị viêm mũi họng xung huyết?

+ Uống thuốc giảm đau và hạ sốt.

+ Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng giúp làm giảm hiện tượng đau nhức và hạ chế nhiễm khuẩn.

+ Nghỉ ngơi tại nhà, ngủ nhiều và nằm nghỉ ở nơi thoáng mát để hồi phục sức khỏe.

+  Có chế độ ăn uống đầy đủ và đảm bảo dinh dưỡng. Nên ăn nhiều cá, rau xanh, hoa quả. Nên ăn đồ loãng, nhạt và mềm.

+ Uống nhiều nước lọc, nước hoa quả trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

+ Hạn chế tối đa việc hút thuốc lá, uống bia rượu, bánh kẹo, nước ngọt, đồ uống có gas hay chất kích thích.

+ Ăn các món luộc, hấp, hạn chế ăn các món cay nóng, xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp.

suc-mieng-bang-nuoc-muoi-chua-viem-mui-sung-huyet
Sử dụng nước muối sinh lý để súc miệng giúp làm giảm hiện tượng đau nhức và hạ chế nhiễm khuẩn.

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng bệnh viêm mũi họng sung huyết vẫn không thuyên giảm, bạn cần đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để bệnh kéo dài quá lâu dễ gây ung thư vòm họng. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và sử dụng siro Coje cảm cúm. Coje giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm mũi vận mạch hiệu quả và nhanh chóng. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, do không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đôi cho sức khỏe của trẻ.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.