Phân biệt cảm cúm với cảm lạnh, tuy dễ mà khó đối với nhiều người

Rất nhiều người cho rằng hai căn bệnh này là một. Vậy dựa vào đâu để phân biệt cảm cúm với cảm lạnh ở trẻ em?

phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
Khó phân biệt cảm cúm với cảm lạnh do triệu chứng khá giống nhau

Không chỉ riêng người dân mà đến cả những nhân viên y tế cũng chưa chắcbiết cách phân biệt cảm cúm với cảm lạnh. Hầu hết chúng ta đều nghĩa rằng hai căn bệnh này là một. Nguyên nhân là triệu chứng của chúng rất giống nhau, chỉ khác về mức độ nặng nhẹ. Đặc biệt hơn là tiêu chí phân biệt cảm cúm với cảm lạnh cũng không rạch ròi nên gây nhiều nhẩm lẫn.

Nguyên nhân gây ra là hoàn toàn khác nhau

Thực tế, cảm cúm còn gọi là cúm mùa là bệnh cấp tính đường hô hấp và lây truyền bởi vi rút cúm. Nói đến vi rút cúm thì có hai chủng loại là vi rút cúm A và B.

phân biệt cảm cúm với cảm lạnh
Bệnh cảm cúm với cảm lạnh có nguyên nhân khác nhau

Cảm lạnh hay nói cách khác là cảm thông thường là do những loại vi rút khác gây ra. Chiếm phần lớn là vi rút mang tên Rhinovirus và nó có đến hơn 100 chủng loại khác nhau. Ngoài ra, Enterovirus, Coronavirus… cũng là những loại vi rút gây chứng cảm lạnh thông thường. Trẻ em thường bị cảm lạnh nhiều lần trong năm, thậm chí có trẻ bị cảm lạnh đến 6-8 lần/năm.

Con đường lây nhiễm

Cả hai bệnh lý này đều có thể lây nhiêm từ người bệnh sang người khảo mạnh thông qua đường hô hấp. Vi rút gây bệnh có trong nước bọt, dịch nhầy mũi, dịch hắt hơi nên khả năng lây nhiễm là khá cao. Bệnh lý này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên, nó thường dễ xuất hiện và lây nhiễm ở trẻ nhỏ. Bởi sức đề kháng của chúng còn yếu và thường không tránh được những nguy cơ lây nhiễm.

Phân biệt cảm cúm với cảm cảm lạnh qua triệu chứng

cảm cúm khác cảm lạnh
Cảm cúm khác cảm lạnh ở mức độ của triệu chứng và nguy cơ biến chứng

Rất khó để phân biệt bởi triệu chứng của hai bệnh lý đều khá giống nhau. Sau khi nhiễm vi rút thì sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sau đây:

Trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh đều sốt. Tuy nhiên, trẻ cảm cúm thường sốt cao và đột ngột, có thể nhiệt độ toàn thân lên đến 39 – 40 độ C. Còn cảm lạnh thông thường khiến trẻ sốt nhẹ, nhưng cũng có trường hợp sốt cao hoặc không sốt.

Hắt hơi, và sau đó là triệu chứng sổ mũi sẽ xuất hiện. Ban đầu, dịch mũi trong như nước, loãng nhưng sẽ dần chuyển sang đặc và có màu đục nếu như không vệ sinh mũi sạch sẽ.

Triệu chứng đau: Đây có thể nói là triệu chứng giúp phân biệt cảm cúm với cảm lạnh ở trẻ em. Trẻ bị cảm cúm thường sẽ có triệu chứng đau nhức toàn thân, đau cơ, đau đầu nhưng trẻ cảm lạnh thường không có những triệu chứng này.

Trong khi đó, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, tiêu chảy, buồn nôn, phát ban là những triệu chứng chung của cảm cúm và cảm lạnh.