Tổng hợp các mẹo giảm nghẹt mũi cho bé ngay tại nhà

Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Làm sao để đối phó nghẹt mũi – vấn đề sức khỏe thường gặp và phối biến mà trẻ phải đối mặt? Hãy tham khảo ngay các mẹo giảm nghẹt mũi cho bé vừa nhanh chóng, đơn giản vừa rất hiệu quả ngay tại nhà dưới đây!

meo-giam-nghet-mui
Nghẹt mũi khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi.

Làm ẩm mũi cho bé

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giúp làm ẩm mũi cho bé. Máy phun sương, máy tạo hơi ẩm rất an toàn và phù hợp với bé, mẹ chỉ cần để xa tầm tay của bé là được. Mẹ có thể đặt máy tạo hơi ẩm trong phỏng ngủ của trẻ, trong phòng khách khi bé đang chơi. Lưu ý mẹ cần thường xuyên vệ sinh máy và thay nước hàng ngày để tránh không cho vi khuẩn, nấm mốc hình thành và phát triển. Không nên cho nước nóng vào máy tạo độ ẩm vì có thể gây bỏng cho trẻ nếu không cẩn thận.

Tại sao mẹ nên sử dụng tạo hơi ẩm để làm ẩm mũi của trẻ: Việc làm ẩm mũi giúp làm giảm nghẹt mũi, đau xoang nhanh chóng và dễ dàng. Việc hít thở hơi nước bốc bốc lên và không khí được làm ẩm sẽ gúp xoa dịch các mạch máu và mô trong mũi, xoang bị sưng. Hơi nước cũng giúp làm loãng dịch nhầy, làm thông thoáng đường thở, giảm viêm.

Ngoài cách làm ẩm mũi cho trẻ bằng máy tạo hơi ẩm, mẹ cũng có thể xông hơi nước nóng cho bé trong phòng tắm. Bằng cách, xả nước nóng vào chậu tắm của con và để hơi nước nóng bốc lên, làm ẩm không khí trong phòng. Khi bé tắm hít hơi nước bốc lên sẽ giúp trẻ dễ thở và dễ chịu hơn.

lam-am-mui-cho-be
Mẹ có thể đặt máy tạo hơi ẩm trong phỏng ngủ của trẻ, trong phòng khách khi bé đang chơi.

Khuyến khích trẻ uống đủ nước

Khi trẻ bị sổ mũi sẽ diễn ra tình trạng mất nước. Do vậy, mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng nghẹt mũi. Đây là mẹo giảm nghẹt mũi rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi, từ đó đẩy dịch ra ngoài dễ dàng hơn, giảm áp lực và tình trạng viêm nhiễm trong xoang.

Ngoài nước lọc, mẹ có thể thể cho bé uống nước hoa quả, sinh tố, nước rau củ quả, những đồ ăn loãng…Tuy nhiên, mẹ không nên ép bé uống nhiều một lúc, hãy cho bé uống từ từ và nhiều lần trong ngày.

Chườm khăn ấm lên mũi

Chườm khăm ấn giúp làm giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi và giúp đường thở thông thoáng hơn.

Mẹ hãy làm ấm khăn bằng cách cho vào lò vi sóng hoặc ngâm vào chậu nước nóng. Nếu ngâm vào nước nóng, mẹ hãy vắt khô nước trước khi đắp lên mũi cho bé. Hơi ấm từ khăn sẽ làm loãng chất nhầy ở trong mũi, dịch nhầy lỏng hơn và thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Lưu ý, mẹ không nên để khăn quá nóng sẽ khiến bé bị bỏng.

Mẹo giảm nghẹt mũi cho bé bằng cách massage mũi

Massage mũi là một trong những mẹo giảm nghẹt mũi hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng. Mẹ có thể massage theo cách dưới đây:

Massage huyệt ấn đường: Huyệt ấn đường nằm giữa 2 lông mày. Các động tác massage nhẹ nhàng sẽ tác động đến niêm mạc mũi, giúp thông đường thở, phòng ngừa viêm xoang hiệu quả.

– Massage huyệt nhân trung: Huyệt nằm ở điểm giữa của vùng rãnh môi và mũi. Mẹ hãy dùng tay massage nhẹ nhàng huyệt nhân trung trong khoang 2-3 phút, mũi sẽ giảm sưng tấy, tình trạng nghẹt mũi theo đó cũng thuyên giảm nhanh chóng.

massage-mui-giam-nghet-mui
Massage mũi là một trong những mẹo giảm nghẹt mũi hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn sử dụng

Cho bé uống siro Coje

Ngay khi thấy bé có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, mẹ hãy cho con uống siro Coje để bé mau chóng hồi phục. Coje không chứa kháng sinh, vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Trường hợp đã sử dụng những các mẹo giảm nghẹt mũi ở trên mà tình trạng nghẹt mũi vẫn không thuyên giảm, các mẹ hãy đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn và chóng lớn!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.