Trẻ bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt: Nguyên nhân và cách chữa trị

Thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường khiến trẻ nhỏ thường rất hay bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, gây mệt mỏi, khó chịu và kém ăn khiến bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt thế nào? Mời các bạn cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân trẻ bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt

Đường hô hấp là nơi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng như hít thở, ăn uống, phát âm. Đây cũng là nơi chịu ảnh hưởng đầu tiên của các điều kiện môi trường, thời tiết như bụi, lạnh, vi khuẩn, hơi độc, nấm… nên dễ dẫn đến viêm nhiễm. Khi bị viêm đường hô hấp sẽ gây ra nhiều bất lợi tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Khi thời tiết lạnh hoặc giao mùa, các bệnh lý về đường hô hấp tăng cao, thường bắt đầu với các dấu hiệu như sổ mũi, hắt xì, ngạt mũi,…

Giao mùa là thời điểm sức đề kháng của cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ em và người già, gây ra một số bệnh trong đó có các bệnh lý đường hô hấp, đây chính là nguyên nhân khiến trẻ hay bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt. Bệnh đường hô hấp có 2 loại là chính gồm: Bệnh đường hô hấp trên (họng, mũi, thanh quản) và bệnh đường hô hấp dưới (phế quản, khí quản, phổi). Trong mùa lạnh, đặc biệt là thời điểm giáp Tết như hiện nay, thường mắc những bệnh lý đường hô hấp do siêu vi trùng gây ra.

Các bác sĩ lưu ý, cần xác định rõ nguyên nhân gây viêm đường hô hấp để có biện pháp điều trị đúng và thích hợp. Theo đó, với những trẻ viêm đường hô hấp do vi khuẩn, phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Còn với trẻ bị viêm đường hô hấp do siêu vi thì không cần sử dụng kháng sinh.

hat-hoi-so-mui-chay-nuoc-mat
Trẻ nhỏ thường rất hay bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, gây mệt mỏi, khó chịu và kém ăn khiến bố mẹ lo lắng.

Làm sao để phòng ngừa hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt cho trẻ trong mùa lạnh?

– Khi trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi chảy nước mắt, cha mẹ nên sử dụng các dung dịch nước muối sinh lý, dạng xịt hoặc dạng nhỏ để rửa mũi.

– Hướng dẫn trẻ cách xì đúng cách bằng cách dùng ngón tay bịt một bên lỗ mũi và hỉ ra nhẹ nhàng.Việc xì mũi đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa viêm xoang, ngăn ngừa tình trạng nước mũi chảy xuống họng và thanh quản, gây viêm phế quản. Ngược lại, nếu không xì mũi đúng cách có thể lây bệnh đến các vùng như tai hoặc xoang vì tai mũi họng thông nhau.

– Chú ý giữ ấm khi trời lạnh, nên có khăn choàng cổ cho trẻ để tránh tình trạng ngứa mũi chảy nước mắt.

– Độ ẩm và nhiệt độ rất cần thiết và quan trọng cho các niêm mạc đường hô hấp. Nếu cha mẹ bật điều hòa, không để nhiệt độ quá 28 độ C và nên để một chậu nước để tạo độ ẩm cần thiết cho cơ thể của trẻ. Tuy nhiên, nếu không khí lạnh nhưng có độ ẩm phù hợp sẽ kích thích niêm mạc đường hô hấp và xảy ra các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho…

– Bố mẹ cần chú ý bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C trong thực đơn ăn uống hàng ngày để tạo sức đề kháng cho cơ thể. Vitamin C có nhiều trong các loại rau củ quả tươi như cam, quýt, chanh, rau xanh, đặc biệt là bông cải xanh, rau cải,  khoai tây, cà chua…

che-do-an-hop-ly
Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị hắt hơi sổ mũi và chảy nước mắt là điều rất quan trọng

Cách chữa trị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt cho bé hiệu quả nhất

Dưới đây là một số cách chữa hắt hơi, sổ mũi hiệu quả và an toàn, các bậc cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé ngay tại nhà:

+ Rửa mũi và hút mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý rồi sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi hút thật sạch là phương pháp đặc biệt phù hợp và hiệu quả cho các bé quá nhỏ chưa biết cách xì mũi. Cách thực hiện rất đơn giản, mẹ chỉ cần nhỏ nước muối vào 2 bên mũi của bé để làm loãng dịch nhầy, sau đó dùng dụng cụ hút mũi hút sạch chất nhầy ở từng bên mũi.

+ Uống nhiều nước: Để làm thuyên giảm nhanh chóng các triệu chứng hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, các mẹ hãy cho bé  uống nhiều nước lọc, nước hoa quả hoặc súp giúp làm loãng dịch nhầy và đường thở đường thông thoáng hơn.

+ Xoa dầu vào lòng bàn chân: Ngay khi thấy trẻ xuất hiện chứng hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt, mẹ hãy sử dụng tinh dầu khuynh diệp thoa vào lòng bàn chân kết hợp day day nhẹ ,mỗi lòng bàn chân khoảng chừng 1 phút rồi đeo tất vào cho trẻ. Tiếp đó mẹ hãy xoa dầu vào ngực, bụng và lưng cho trẻ.

+ Cung cấp chế độ ăn uống hợp lý: Một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng khi bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt là điều rất quan trọng. Do vậy, mẹ cần đặc biệt bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ nhiều vitamin C và các khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.

+ Hạn chế tiêu thụ các sản phẩm từ sữa: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn. Do vậy, mẹ nên hạn chế thực phẩm này khi trẻ đang bị sổ mũi.

Lưu ý: Các mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh về cho con uống. Trước khi cho trẻ sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, các mẹ cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Việc sử dụng không đúng loại thuốc, sai liều lượng, không theo chỉ định của bác sĩ không chỉ không khỏi bệnh mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và gây ra tình trạng nhờn kháng sinh.

Các bác sĩ khuyến cáo, chứng hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà còn có nguy cơ gây biến chứng thành viêm tai giữa và viêm xoang. Do vậy các mẹ không nên coi thường và cần chú ý điều trị dứt điểm ngay khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt.

Thông thường bệnh viêm hô hấp trên, viêm mũi xoang do siêu vi, vi rút sẽ kéo dài vài ngày và chỉ cần dùng những loại thuốc cảm thông thường có bán trên thị trường thì sẽ khỏi. Trong giai đoạn này, bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh cho con uống. Nếu bệnh kéo dài từ 4 ngày trở lên, các triệu chứng kể trên không hết hoặc nước mũi, đờm chuyển sang màu xanh, vàng thì đó là do hiện tượng bội nhiễm, lúc này bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp vừa nêu trên, các mẹ hãy cho con uống siro Coje cảm cúm để làm giảm nhanh chóng và dứt điểm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi chảy nước mắt ngay ở giai đoạn chớm bị. Siro Coje không chứa kháng sinh, vị ngọt, mùi thơm (có hương dâu) rất dễ uống, có thể dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng Siro Coje nhé.