Trẻ bị nghẹt mũi khi nằm không ngủ được, mẹ phải làm gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi khi nằm không ngủ được. Và cũng có rất nhiều cách giúp khắc phục tình trạng này để bé có giấc ngủ ngon, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nghẹt mũi khi nằm?

Theo các sĩ, nguyên nhân đầu tiên gây tình trạng nghẹt mũi ở trẻ là do bị nhiễm khuẩn. Do sức đề kháng còn non yếu nên trẻ rất dễ bị các loại vi khuẩn, vi rút tấn công gây cảm cúm, cảm lạnh, sổ mũi và ngạt mũi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi do bị dị ứng với khó bụi, bụi nhà, phấn hoa, vật nuôi, lông thú.

nghet-mui-khi-nam
Nguyên nhân đầu tiên gây tình trạng nghẹt mũi ở trẻ là do bị nhiễm khuẩn

Thông thường, nếu trẻ bị nghẹt mũi do dị ứng hoặc nhiễm khuẩn thì chỉ khoảng 2-3 ngày bệnh sẽ tự khỏi. Nếu bị nghẹt mũi do viêm xoang, nhiễm khuẩn thứ cấp hay  trào ngược axit dạ dày, bệnh có thể kéo dài tới 2 tuần. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, song tình trạng nghẹt mũi kéo dài sẽ khiến trẻ mệt mỏi khó chịu, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị ngạt mũi khi ngủ?

Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng nghẹt mũi khi nằm giúp trẻ thoải mãi và dễ chịu hơn:

– Xông hơi: Trước khi đi ngủ, mẹ hãy xông hơi cho trẻ bằng nước nóng và tinh dầu bạc hà để tạo cảm giác thư thái, thoải mái và giúp bé ngủ ngon hơn. Việc hít thở hơi nước nóng sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giúp các chất dịch thoát ra ngoài dễ dàng hơn, giúp giảm tình trạng ngạt mũi khi nằm.

– Hút và nhỏ mũi: Một trong những cách chữa nghẹt mũi đơn giản và hiệu quả đó chính là nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% và hút mũi. Mẹ hãy thực hiện đúng các thao tác bác sĩ đã hướng dẫn, tuyệt đối không làm lạm dung rửa và hút quá nhiều lần trong ngày sẽ gây ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của trẻ.

hut-va-nho-mui-cho-tre
Hút và nhỏ mũi giúp làm giảm triệu chứng nghẹt mũi

– Mặc quần áo cho bé thoải mái: Hãy mặc quần áo bằng vải cotton, thoải mái và rộng rãi cho b. Không để bé mặc áo ướt đi ngủ. Đồng thời giữ ấm vùng cổ cho bé khi ngủ.

– Cho bé uống nhiều nước: Mũi bị nghẹt khiến trẻ phải thở bằng miệng, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể trẻ sẽ bị mất nước. Mẹ nên cho bé uống nước lọc, nước hoa quả, để làm loãng dịch nhầy, làm giảm tình trạng nghẹt mũi khi nằm giúp hệ hô hấp hoạt động tốt và bé ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé uống 1 cốc nước trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ đồng hồ, bởi nếu cho bé uống quá nhiều sẽ khiến bé đi tiểu nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ.

– Giữ nhà cửa và phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát: Hãy cố gắng vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ cũng như môi trường sống xung quanh trẻ thật sạch sẽ. Việc này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ.

– Kê cao gối và day cánh mũi: Bên cạnh việc kê cao gối giúp bé dễ thở hơn, các mẹ hãy sử dụng 2 mu bàn tay của mình để day day nhẹ 2 bên cánh mũi cho bé. Chắc chắn bé sẽ thoải mái và ngủ ngon hơn nhiều đấy!

ke-cao-dau-khac-phuc-nghet-mui
Kê cao đầu giúp bé hoải mái và ngủ ngon hơn

– Uống siro: Hiện đã có siro chuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, giúp giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi khi nằm, sổ mũi và hắt hơi như siro Coje. Bạn có thể cho uống sau khi rửa mũi, nên dùng song song với phương pháp rửa mũi để con cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn. Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của bé.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.