Trẻ bị nghẹt mũi nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng, có thể rút ngắn thời gian khỏi bệnh hoặc có thể khiến bệnh nặng hơn. Cùng đi tìm đáp án cho câu hỏi: Trẻ bị nghẹt mũi nên ăn gì và không nên ăn gì? qua bài viết dưới đây!

nghet-mui-nen-an-gi
Trẻ bị nghẹt mũi nên và không nên ăn gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ

Bị nghẹt mũi nên ăn gì?

1. Gừng tươi: Từ lâu, Đông y đã sử dụng gừng như một loại thuốc để chữa các bệnh về đường hô hấp như nghẹt mũi, cảm lạnh, đau họng, ho. Mẹ có thể cho bé uống nước gừng ấm, trà canh gừng, cháo gừng hoặc cho gừng vào các món ăn àng ngày của bé để làm giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi.

2. Hành tây, hành tím: Allicin được tìm trong hành tím và hành tây có tính sát khuẩn, chống viêm cực mạnh, có khả năng ngăn chặn và tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp và đường ruột. Để chữa nghẹt mũi, sổ mũi, cảm lạnh, hắt hơi cho bé, mẹ hãy pha 3-4 thìa canh nước ép hành tây hoặc hành tím với mật ong. Mẹ cũng có thể nấu canh hành tây, cháo hành tây hoặc hành tím cũng giúp mũi của bé thông thoáng hơn.

hanh-tay-hanh-tim
Allicin được tìm trong hành tím và hành tây có tính sát khuẩn, chống viêm cực mạnh,

3. Tỏi: Chất kháng sinh tự nhiên allicin trong tỏi có khả năng kháng rất nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng nên thường được sử dụng để chữa trị các bệnh về hô hấp, tiêu hóa hay bệnh ngoài da. Pha nước ép tỏi với mật ong cho bé uống tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng được đẩy lùi. Hoặc mẹ có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày của bé, không chỉ chữa nghẹt mũi tốt mà còn rất tốt cho sức khoẻ.

4. Húng quế: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lá húng quế chứa rất nhiều các hoạt chất sát trùng, có tác dụng thông mũi họng rất hiệu quả. Mẹ hãy giã nát lá húng quế rồi chắt lấy nước cốt cho bé uống để đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi. Nếu mẹ đang băn khoăn trẻ bị nghẹt mũi nên ăn gì mau khỏi bệnh thì đừng bỏ qua lá húng quế nhé!

5. Lá hẹ: Hấp cách thuỷ 5-10 lá hẹ với đường phèn, cho bé uống 2-3 lần/ngày sẽ làm giảm nhanh tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi.

la-he-chua-nghet-mui
Lá hẹ giúp làm giảm nhanh tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi.

Bị nghẹt mũi không nên ăn gì?

1. Tránh xa các thực phẩm chứa nhiều đường: Các thực phẩm có chứa hàm lượng đường và cacbonhydrat lớn sẽ khiến chứng nghẹt mũi ở trẻ trầm trọng hơn.

2. Hải sản: Mùi tan đặc trưng của hải sản sẽ gây kích thích lên hệ hô hấp. Không chỉ vậy, protein có ở trong cua và tôm sẽ khiến người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng, khiến tình trạng sổ mũi và nghẹt mũi nặng hơn.

3. Đồ chiên rán: Trẻ nhỏ rất thích ăn đồ chiên rán. Nhưng đồ chiên sẽ khiến dạ dày của trẻ phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến khả năng tiêu hóa kém đi, dịch đờm tăng, sổ mũi nghẹt mũi kéo dài.

4. Chocolate: Ăn chocolate sẽ làm tăng tiết dịch đờm, khiến tình trạng sổ mũi và nghẹt mũ kéo dài không dứt.

khong-an-chocolate-khi-nghet-mui
Ăn chocolate sẽ làm tăng tiết dịch đờm, khiến tình trạng sổ mũi và nghẹt mũ kéo dài không dứt.

Ngoài việc quan tâm đến vấn đề trẻ bị nghẹt mũi nên ăn gì, các mẹ có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm siro Coje ngay khi con có triệu chứng nghẹt mũi. Coje có vị ngọt, hương dâu dễ uống, không phải là kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ hay bất cứ nguy hiểm nào cho sức khỏe của trẻ. Trường hợp trẻ bị nghẹt mũi kéo dài liên tục, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điệu trị tốt nhất.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.