Trẻ bị viêm mũi khô họng vào mùa đông phải làm sao?

Trẻ bị viêm mũi khô họng vào mùa đông là một tình trạng khá phổ biến và thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, khi mũi bị khô sẽ thường kèm theo các cảm giác khó chịu, đau rát ở mũi khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi. Vậy khi trẻ bị viêm mũi khô bố mẹ nên làm gì? Hãy cũng chúng tôi đi tìm đáp án cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây!

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi khô vào mùa đông

Các bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị khô mũi vào mùa đông, và dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu:

– Vào mùa đông, không chỉ có riêng không khí lạnh mà độ ẩm trong không khí cũng rất thấp. Tình trạng này khiến cho cho lớp lót bên trong mũi trở nên khô.

–  Sử dụng máy sưởi vào mùa đông cũng là nguyên nhân khiến mũi họng bị khô rát.

– Trẻ em thường dễ bị khô mũi hơn bởi hệ miễn dịch còn yếu, trẻ dễ bị dị ứng hoặc cảm lạnh, cảm cúm vào mùa đông, dẫn đến việc phải hỉ mũi thường xuyên.

viem-mui-kho

Khi mũi bị khô sẽ thường kèm theo các cảm giác khó chịu, đau rát ở mũi khiến trẻ khó chịu và mệt mỏi.

Ngoài những nguyên nhân chính ở trên, trẻ bị viêm mũi khô còn có thể do các yếu tố sau đây: Viêm xoang bẩm sinh, nhiễm trùng mũi, hội chứng Sjogren, thiếu hụt dinh dưỡng, viêm mũi mãn tính; hít phải quá nhiều thuốc lá; tác dụng phụ của thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc xịt mũi.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, kèm theo với cảm giác khô rát ở mũi, trẻ có thể còn bị chảy máu cam do lớp niêm mạc mũi nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn. Không chỉ vậy, khi bị khô mũi cũng kèm theo khô rát họng, lạnh sống mũi, da mũi bị khô, khó thở…

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm mũi khô?

Để giảm thiểu những khó chịu cho trẻ khi bị viêm mũi khô họng, bố mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

– Dùng máy tạo độ ẩm: Đặt máy tạo độ ẩm ở trong phòng ngủ của trẻ để làm ẩm không khí, giúp mũi bớt khô, dễ chịu và thở dễ dàng hơn.

– Xông hơi: Khi trẻ bị khô mũi, bố mẹ nên xông hơi cho trẻ bằng chậu nước nóng và chút tinh dầu bạc hà.

-Thuốc xịt mũi: Có tác dụng làm ướt mũi và ngăn ngừa khô mũi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi mua thuốc xịt mũi cho bé sử dụng. Lưu ý bố mẹ không nên lạm dụng phương pháp này sẽ gây khô mũi mãn tính và phản tác dụng.

– Dùng các loại dầu thiên nhiên: Các loại dầu từ thiên nhiên như  mù tạt, dầu dừa, dầu mè, dầu hạnh nhân,… có tác dụng bôi trơn rất tốt.

– Ngoài ra, bố mẹ nên lau mũi bằng khăn ẩm, cho trẻ uống nhiều nước, không cho trẻ ngoáy mũi, bảo vệ mũi bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài….

dat-may-tao-do-am-trong-phong

Đặt máy tạo độ ẩm ở trong phòng ngủ của trẻ để làm ẩm không khí, giúp mũi bớt khô

Các bác sĩ khuyến cáo, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy một trong các dấu hiệu sau: Mũi khô kèm chảy máu cam trong hơn 10 ngày; chảy máu mũi không ngừng; đau ngực và khó thở; sốt và có dấu hiệu nhiễm trùng; cơ thể mệt mỏi và suy yếu…

Để phòng ngừa và điều trị viêm mũi khô ở trẻ hiệu quả, các mẹ nên cho trẻ uống siro Coje. Coje không chứa kháng sinh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ nên được đông đảo các bà mẹ Việt trên khắp cả nước tin dùng. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, được phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách sử dụng.