Trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục: Cha mẹ phải làm sao?

Hệ hô hấp của trẻ em khi mới sinh ra còn non yếu nên rất dễ bị tổn thương. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị hắt hơi liên tục khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết con bị ốm hay mắc bệnh lý nào không? Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hắt hơi là phản xạ tự nhiên rất tốt cho cơ thể, giúp loại bỏ những dị vật trong mũi ra bên ngoài. Vậy trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục khi nào là bình thường và khi nào là bệnh lý? Cùng tham khảo bài viết dưới đây, bố mẹ sẽ có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về việc tại sơ sinh bị hắt hơi nhiều và cách xử lý tốt nhất nhé!

hat-hoi-lien-tuc
Trẻ sơ sinh bị hắt hơi liên tục khiến các mẹ vô cùng lo lắng, không biết con bị ốm hay mắc bệnh lý nào không?

Những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục

Các bác sĩ cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hắt hơi, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

– Do môi trường sống, nhà ở, phòng ngủ ẩm mốc, nhiều bụi bẩn, khói thuốc…

– Do thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa, không khí nóng lạnh đột ngột.

– Trong nhà có nuôi chó, mèo hoặc các loài vật có lông hoặc có thể là lông của chăn gối, quần áo len,… bay vào mũi khiến bé bị hắt hơi nhiều lần trong ngày.

– Do vi rút, vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào khoang mũi.

Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm và dễ kích thích với môi trường xung quanh. Do đó, bé hắt hơi liên tục khi hít phải ít bụi nhỏ trong không khì mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Theo thống kê, trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu có thể hắt hơi từ 5-7 lần/ngày hoặc thậm chí có thể nhiều hơn.

niem-mac-mui-cua-tre-so-sinh
Niêm mạc mũi của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, nhạy cảm và dễ kích thích với môi trường xung quanh

Trẻ bị hắt xì hơi nhiều có nguy hiểm không?

Nếu chỉ có hắt hơi mà không kèm theo triệu chứng ho, chảy nước mũi và sốt thì các mẹ không cần phải quá lo lắng, có thể chỉ là do niêm mạc mũi của trẻ kích ứng với môi trường bên ngoài thôi.

Trường hợp trẻ hắt hơi liên tục và quá nhiều lần trong ngày kèm theo chảy nước mũi có màu xanh, vàng hoặc ho nhiều kèm theo sốt, bố mẹ không nên chủ quan mà nên đưa con đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh và tư vấn cách điều trị phù hợp nhất.

Chứng hắt hơi không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang. Do vây, cha mẹ tuyệt đối không nên coi thường những đợt hắt hơi, sổ mũi kéo dài và cần hữa trị dứt điểm ngay khi con mới bị, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.

Cách chữa hắt hơi liên tục cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Trong trường hợp trẻ sơ sinh chỉ bị hắt hơi sinh lý, bố mẹ không cần quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ và môi trường sống xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng và khô ráo; đồng thời hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như lông chó, mèo, phấn hóa, lông của chăn ga gối đệm…

Nếu trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục do bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ chuyên khoa để biết chắc chắn con đang bị bệnh gì, từ đó có hướng điều trị phù hợp. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc. Nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh ý 2-3 lần/ngày để loại bỏ dịch nhầy, vi khuẩn và vi rút gây bệnh trong khoang mũi. Tuy nhiên, bố mẹ cần theo dõi sát sao các triệu chứng để điều trị kịp thời cho trẻ.

Loại thuốc thường hay sử dụng khi trẻ bị hắt xì hơi nhiều là kháng Histamin H1, kết hợp kháng sinh và chống viêm. Một điều cần lưu ý, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho con uống vì có rất nhiều loại thuốc kháng Histamin có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại gây các tác dụng phụ như khô mắt, miệng, mũi và buồn ngủ.

Trong trường hợp con thường xuyên bị viêm mũi dị ứng, viêm mũi mủ với các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi có nghĩa là bé đã bị viêm mũi mãn tính. Lúc này, mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bác sĩ chuyên khoa thay vì tự điều trị tại nhà. Có thể bác sĩ sẽ cho bé dùng một số loại thuốc như: thuốc chống viêm chứa Corticoid (dùng dưới 7 ngày); thuốc chống dị ứng có chứa Chlorpheniramin, Fexofenadin, Loratadin, (thường dùng trong 2 tuần); thuốc xịt điều trị dự phòng Nasonex (dùng 2-4 tuần trước đợt dị ứng).

hat-hoi-do-benh-ly
Nếu trẻ sơ sinh bị hắt hơi do bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đi đến bác sĩ chuyên khoa để biết chắc chắn con đang bị bệnh gì, từ đó có hướng điều trị phù hợp

Có nhiều cách chữa hắt hơi cho trẻ sơ sinh từ các thảo dược thiên nhiên mà cha mẹ có thể sử dụng để tránh được tắc dụng phụ từ thuốc Tây. Chẳng hạn như cho trẻ dùng siro tự chế từ chanh đào ngâm mật ong, vỏ chanh, quýt hấp đường phèn hoặc dùng lá trầu không hơ nóng đắp lên ngực của trẻ. Nếu muốn tiết kiệm thời gian, các mẹ có thể dùng ngay Siro Coje – một sản phẩm được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm TW3 và phân phối bởi Công ty Đại Bắc.

Chính vì không chứa kháng sinh nên Coje rất an toàn, hiệu quả, có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Siro Coje giúp điều trị các triệu chứng trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục nhờ các thành phần: Paracetamol tăng ngưỡng chịu đau, kiểm soát các triệu chứng nhức đầu, đau khớp, đau cơ; Phenylephrine HCl giảm phù nề, sung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi, kháng histamin giảm sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,… sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và ngừng quấy khóc.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề trẻ sơ sinh hắt hơi liên tục và cách sử dụng Siro Coje cảm cúm để trị bệnh, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn cụ thể hơn nhé.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên, các mẹ đã yên tâm phần nào để chăm sóc con yêu tốt nhất. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và mau lớn!