Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng có nên bơi lội hay không?

Bơi lội là hoạt động có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng nếu bị viêm mũi dị ứng có nên bơi hay không?

viêm mũi dị ứng có nên bơi
Viêm mũi dị ứng có nên bơi hay không là câu hỏi của nhiều người

Nỗi lo chung của nhiều bậc cha mẹ

Chắc hẳn nhiều người đều có chung một câu hỏi rằng liệu khi bị viêm mũi dị ứng có nên bơi hay không như vị đọc giả này. Anh Giang (30 tuổi, HCM) cho biết bản thân mình mắc bệnh viêm mũi dị ứng từ trẻ do di truyền từ bố và con anh cũng không tránh khỏi. Đọc giả này có sở thích đi bơi 2-3 lần trong một tuần.

trẻ viêm mũi có nên bơi lội
Cha mẹ có thói quen cho trẻ bơi trong mùa hè

Thỉnh thoảng anh cũng cho bé nhà đi bơi cùng. Thế nhưng, gần đây anh nghe nói rằng bị viêm mũi dị ứng không nên đi bơi. Nguyên nhân được cho là do tiếp xúc với nước tẩy, vi khuẩn từ những người bơi cùng sẽ khiến bệnh tình nặng hơn. Chính vì thế anh Giang khá hoang mang và tạm thời không cho con đi bơi và bản thân anh cũng không dám đi bơi nữa.

Bác sĩ trả lời câu hỏi viêm mũi dị ứng có nên bơi hay không?

Trước hết nói về viêm mũi dị ứng, đây là bệnh lý đường hô hấp thuộc dạng mãn tính và có thể xảy ra với nhiều lứa tuổi nhưng đặc biệt nghiêm trọng với những đối tượng có cơ địa dễ dị ứng. Những tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất là khói bụi bẩn, hóa chất, phấn hoa hoặc lông thú vật.

viêm mũi và bơi lội
Lời khuyên là hạn chế bơi lội khi viêm mũi dị ứng

Đặc biệt, môi trường ngày cành ô nhiễm, nhiều khói bụi, thời tiết thay đổi thất thường khiến cho bệnh viêm mũi dị ứng dễ tái phát hơn trước. Điều này gây bất tiện trong sinh hoạt của bệnh nhân.

Bác sĩ cho biết rằng trong bể nước hồ bơi có lượng chất tẩy, chất khử trùng rất cao nên có thể gây hại cho người viêm mũi dị ứng. Tiếp xúc quá thường xuyên với chất khử trùng sẽ khiến niêm mạc mũi bị kích ứng và kết quả là viêm mũi dị ứng tái phát. Chưa kể, một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi nếu nhạy cảm với chất khử trùng ở hồ bơi.

Có thể bơi nhưng nên hạn chế

Lưu ý thêm rằng ngay sau đi bơi mà phát hiện triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi có màu xanh đục và có mùi hôi thì có nghĩa là bệnh lý này đã tái phát. Điều cần làm là đến bác sĩ để thăm khám ngay lập tức. Lời khuyên của bác sĩ là người viêm mũi dị ứng có thể bơi lội nhưng không nên quá thường xuyên. Lựa chọn hồ bơi uy tín và đạt chuẩn. Đồng thời, nên vệ sinh mũi, tai, họng ngay sau khi bơi để hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp.