Viêm mũi dị ứng và hen suyễn khác nhau thế nào?

Rất nhiều người nhầm lẫn viêm mũi dị ứng và hen suyễn là một bệnh. Vậy bệnh bệnh viêm mũi dị ứng và hen khác nhau thế nào? Làm sao để phân biệt được 2 bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và phân biệt được bệnh viêm mũi dị ứng và hen.

viem-mui-di-ung-va-hen
Rất nhiều người nhầm lẫn viêm mũi dị ứng và hen suyễn là một bệnh

Phân biệt bệnh viêm mũi dị ưng và hen suyễn

  1. Thời gian phát bệnh:

+ Viêm mũi dị ứng: Thời gian của bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra bất cứ khi  nào trẻ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây dị ứng như thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường, ăn thức ăn gây dị ứng, bụi bẩn, hóa chất, lông thú, phấn hoa…

+ Hen suyễn: Khác với bệnh viêm mũi dị ứng, thời gian xảy ra hen suyễn thường là vào gần sáng và nửa đêm. Nguyên nhân chính là do sự  chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khiến niêm mạc của phế quản bị kích ứng phù nề.

thoi-gian-phat-benh-viem-mui-di-ung
Thời gian của bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra bất cứ khi  nào trẻ tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây dị ứng
  1. Các dấu hiệu và triệu chứng:

Các bác sĩ cho biết, viêm mũi dị ứng và hen suyễn thường bị nhầm là 1 bệnh do  quá trình viêm tương tự nhau và cùng xảy ra trên cùng một niêm mạc giống nhau. Tuy nhiên, do cấu trúc niêm mạc đường hô hấp dưới và trên khác nhau nên các triệu chứn của 2 bệnh của khác nhau. Cụ thể:

– Triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng: Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng là chảy nước mũi trong và loãng; hắt hơi thành tràng dài, ngứa mũi, ngạt mũi, thậm chí có thể bị viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này thường xảy ra cùng 1 lúc và kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ sau khi trẻ tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Đặc biệt, nếu chứng nghẹt mũi kéo dài và trở nên nghiệm trọng sẽ gây ra hiện tượng ngủ ngáy, trẻ phải thở bằng miệng, thậm chí có thể bị ngưng thở khi ngủ; dẫn đến rối loạn hành vi như mất ngủ, mộng du, không tập trung, tiểu dầm…

– Triệu chứng của bệnh hen suyễn: Triệu chứng chính của bệnh hen suyễn là thở khò khè, ho, khó thở, thở thành tiếng rít. Mỗi cơn ho thường kéo dài khoảng 5-10 phút và thời gian ho chủ yếu là về đêm hoặc sau khi hoạt động mạnh. Người bị hen suyễn cũng có thể bị ho ở các thời điểm khác như thường ho ít hơn, có đờm hơi xanh hoặc màu vàng. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng khác của bệnh hen suyễn như nghẹt mũi, ngứa mũi, chán ăn…

trieu-chung-hen-suyen
Triệu chứng chính của bệnh hen suyễn là thở khò khè, ho, khó thở, thở thành tiếng rít.

Mối quan hệ mật thiết giữa bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn

Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Tuyết Lan, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM cho biết, bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn có mối liên quan mật thiết. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận, có tới 80% người bị hen suyễn có kèm bệnh viêm mũi dị ứng và ngươc lai khoảng 30% người bị viêm mũi dị ứng có kèm bệnh hen suyễn.

Viêm mũi dị ứng cũng là nguyên nhân gây khởi phát các cơn hen, đặc biệt 27% cơn hen ở trẻ nhỏ là do bệnh viêm mũi dị ứng gây ra. Người bị viêm mũi dị ứng có nguy cơ bị hen suyễn cao gấp 3 lần so với người bình thường. Tuy không ảnh hưởng tới tính mạng nhưng bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống người bị hen suyễn và làm gia tăng các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hen.

Viêm mũi dị ứng và hen suyễn đều là bệnh lý thuộc đường hô hấp Tai – Mũi – Họng. Để phòng chống 2 bệnh lý này, người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân và yếu tố gây kích ứng. Khi đã bị viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tiến hành điều trị kịp thời, đúng lúc và dứt điểm để tránh gây biến chứng thành hen suyễn, khiến tình trạng bệnh hen trở nên nặng hơn. Đặc biệt, khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám tầm soát hen và ngược lại, người bị hen cũng nên đi thăm khám tuần soát viêm mũi dị ứng.

cho-tre-di-kham-bac-si
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám tầm soát hen và ngược lại

Để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả, bên cạnh việc làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh thì điều quan trong và cốt lõi nhất là phải phục hồi niêm mạc xong, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Siro Coje cảm cúm giúp: thông mũi xoang, giảm dị ứng; giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi; hỗ trợ phục hồi niêm mạc xoang và tăng sức để kháng, ngăn ngừa viêm mũi viêm mũi dị ứng tái phát trở lại. Coje không chứa kháng sinh, an toàn và lành tính, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.