Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm mũi mủ ở trẻ em là một trong những chứng bệnh về đường hô hấp, viêm mũi mủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em. Vậy bệnh viêm mũi mủ ở trẻ có nguy hiểm không, bố mẹ nên làm gì?

Viêm mũi mủ là gì?

Viêm mũi mủ ở trẻ em là tình trạng vùng niêm mạc mũi xung huyết đỏ, tiết ra nhiều chất nhầy đặc với mủ màu xanh hoặc vàng có khi lẫn mùi hôi thối. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng lên các cơ quan khác trong cơ thể.

Độ tuổi nào thường hay mắc viêm mũi mủ nhất?

Các bác sĩ cho biết, trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 6, 7 và 8 tháng tuổi là đối tượng dễ bị viêm mũi mủ nhất. Nguyên nhân là vì trẻ còn quá nhỏ, sức đề kháng yếu và hệ miễn dịch kém. Khi trẻ hít không khí, các tác nhân gây bệnh dễ thâm nhập vào theo. Bệnh viêm mũi mủ ở trẻ em thường chủ yếu là do viêm niêm mạc hốc mũi và vùng họng mũi.

Viêm mũi mủ ở trẻ em
Viêm mũi mủ ở trẻ em

Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi mủ ở trẻ em gồm có: sốt, người bứt rứt khó chịu, ăn kém, quấy khóc, thi thoảng bị nôn mửa, tiêu chảy trong khoảng 2-3 ngày. Trường hợp trị bị nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc kèm theo nhầy mủ, thậm chí một số trẻ bị ho có thể là dấu hiệu bị viêm mũi. Ngoài ra, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng viêm mũi mủ như: viêm mũi mủ nhầy,viêm mũi mủ xanh,viêm mũi có mủ vàng,… rất phiền toái, ảnh hưởng đến công việc và học tập.

Viêm mũi mủ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trẻ bị viêm mũi mủ có thể do nhiễm khuẩn hoặc các tác nhân bên ngoài gây nên, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, khi bé bị viêm mũi mủ nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: viêm tai, viêm phổi, viêm xoang cấp, viêm tai giữa cấp.

Tuy nhiên, bệnh viêm xoang mũi mủ ở trẻ em sẽ không gây nguy hiểm nếu bố mẹ biết cách vệ sinh đúng cách. Khi trẻ bị viêm mũi mủ với các triệu chứng kéo dài trên 7 ngày, kèm theo các triệu chứng nặng hơn như khàn tiếng, đau tai, khó thở, bố mẹ hãy đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách điều trị khi trẻ bị viêm mũi có mủ

Để điều trị viêm mũi có mủ ở trẻ em an toàn và hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng các phương pháp dưới đây:

– Điều trị toàn thân: Ngoài việc uống thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ chỉ định của trẻ một số loại thuốc đi kèm như thuốc giảm phù nề, kháng viêm, corticoid và các thuốc kháng viêm chứa một số enzym ức chế quá trình viêm. Bệnh cạnh đó, còn có thuốc giảm đau nhức mũi và hạ sốt có chứa thành phần paracetamol giúp bé nhanh chóng hết các triệu chứng viêm mũi mủ.

– Điều trị tại chỗ: Gồm nhóm thuốc co mạch, thuốc chống sung huyết mũi và thuốc kháng sinh tại mũi. Thông thường, những loại thuốc này thường chỉ được sử dụng từ 7-10  ngày để tránh tình trạng nghiện thuốc.

Các bác sĩ khuyến cáo, việc sử dụng loại thuốc nào và liều lượng ra sao khi chữa viêm mũi mủ cho trẻ còn phụ thuộc rất lớn vào thể bệnh, cơ địa, tình trạng sức khỏe, cơ địa, mức độ tiến triển bệnh của từng trẻ. Do vậy, tốt nhất bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất và tốt nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho con uống sẽ gây hại tới sức khỏe của tính mạng của trẻ.

siro-coje-cam-cum
Sử dụng siro Coje giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi mủ ở trẻ

Ngoài những cách chữa viêm mũi có mủ ở trẻ em ở trên, ngay khi trẻ có dấu hiệu bị cảm cúm, bố mẹ nên tham khảo và cho con sử dụng siro Coje, phân phối bởi Công ty TNHH Đại Bắc. Với các thành phần Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin,… siro Coje có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, giảm các triệu chứng của bệnh như nghẹt mũi, chảy nước mũi, chống viêm, tiêu mủ,…giúp cho các bé yêu hết quấy khóc, ăn ngon, ngủ ngon hơn. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, không chứa kháng sinh nên an toàn cho sức khỏe của trẻ.

Các bậc cha mẹ hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn thêm về căn bệnh viêm mũi mủ ở trẻ em cũng như cách dùng siro Coje.