Bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ em – Chớ nên coi thường!

Viêm mũi xuất tiết ở trẻ là tình trạng viêm mũi họng cấp hay cảm cúm mà có nhiều dịch nhầy ở đường hô hấp. Dù không phải bệnh nghiêm trọng nhưng viêm mũi xuất tiết (hay còn gọi là viêm mũi xuất huyết) gây ra nhiều điều nguy hại cho sức khỏe. Nếu không chữa trị sớm thì dễ dẫn đến nhiều biến chứng như viêm họng mãn tính, viêm phổi và giảm thị lực sau này.

Vì sao trẻ nhỏ dễ mắc viêm mũi xuất tiết?

Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường khiến trẻ nhỏ rất dễ bị viêm mũi họng xuất tiết. Khi trẻ bị bệnh, sẽ xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi,… Các triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, thậm chí nếu không điều trị triệt để bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ về sau.

viem mui
Viêm mũi xuất tiết ở trẻ em thường xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường

Viêm mũi xuất tiết có thể xuất ở mọi lứa tuổi khác nhau nhưng trẻ nhỏ dễ bị hơn cả do sức đề kháng yếu, trẻ rất dễ bị các tác nhân gây bệnh bên ngoài tấn công và xâm nhập vào cơ thể. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm mũi xuất tiết ở trẻ em, trong đó có các nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Do trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây tình trạng dị ứng như hải sản, khói bụi, hóa chất, phấn hoa,…

+ Thời tiết thay đổi thất thường khiến hệ hô hấp của trẻ không kịp thích ứng, sức đề kháng yếu khiến vi khuẩn dễ xâm nhập và tấn công.

+ Môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, mầm bệnh gây kích thích niêm mạc mũi, dẫn đến viêm mũi rất khó chịu.

Những triệu chứng viêm mũi xuất tiết thường gặp

Triệu chứng ban đầu dễ thấy nhất là hắt hơi, chảy nước mũi có màu trong suốt, niêm mạc mũi có dấu hiệu sưng làm tắc nghẽn mũi thường xuyên khiến trẻ sụt sịt, khò khè, khó thở, quấy khóc, nhất là về đêm. Bệnh lý này thường xuất hiện trong mùa lạnh, hay lúc thời tiết chuyển mùa.

Có nhiều tác nhân gây ra bệnh viêm mũi xuất tiết, có thể là do độ ẩm trong không khí quá cao, khói bụi, tình trạng ô nhiễm,… tất cả những tác nhân này khiến niêm mạc mũi bị ứng động gây viêm nhiễm, tắc nghẽn. Ngoài ra, những người có sức đề kháng kém như trẻ em hay người già thường có nguy cơ mắc viêm mũi xuất tiết cao hơn những đối tượng khác.

Cách chữa viêm mũi xuất tiết ở trẻ em hiệu quả

Đây là bệnh thuộc về đường hô hấp nên nếu bạn muốn phòng ngừa thì phải chú ý giữ gìn vệ sinh đường hô hấp. Thường xuyên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Khu vực sinh sống cần thoáng đãng nhưng phải tránh gió lùa.

Viêm mũi xuất tiết thường bắt nguồn từ cảm cúm, viêm họng thông thường. Do đó để phòng tránh được căn bệnh này ở trẻ thì các bậc cha mẹ phải chữa trị dứt điểm những bệnh lý trên.

Bước đầu tiên của quá trình điều trị bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ đó là bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh sạch sẽ hốc mũi cho trẻ. Việc này giúp loại bỏ các dịch nhầy ở trong mũi ra ngoài, đồng thời tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong mũi.

Tiếp đó, sử dụng thuốc trị viêm mũi xuất tiết ở trẻ em, trong đó một số loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng gồm có:

– Thuốc giảm xuất tiết: Nhóm thuốc kháng histamine H1 giúp làm giảm tình trạng xuất tiết, ức chế phóng thích histamine nhằm ngăn chặn hiện tượng xuất tiết dịch nhầy.

– Thuốc làm khô niêm mạc mũi: Nhóm thuốc này có tác dụng hạn chế tình trạng xuất tiết ở niêm mạc mũi. Loại thuốc thường dùng nhất là argyrol.

– Thuốc chống viêm mũi xoang xuất tiết: Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng khi trẻ bị viêm mũi xuất tiết nặng. Các bác sĩ sẽ chỉ định trẻ cần uống thuốc có chứa corticoid ở dạng nhỏ như polydexa hoặc collydexa.

siro-coje-cam-cum
Sử dụng siro Coje giảm ngay các triệu chứng của bệnh viêm mũi

Để nâng cao sức đề kháng và phòng bệnh thì phải có chế độ ăn uống, tập luyện thể thao hợp lý nhất. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, để điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi xuất tiết ở trẻ em, điều quan trọng nhất cần làm đó là tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Đồng thời phải có biện pháp phục hồi được niêm mạc xoang.

Để tránh mắc phải bệnh viêm mũi xuất tiết, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng Siro Coje ngay khi bé chớm bị cảm cúm nhờ thành phần: Paracetamol tăng ngưỡng chịu đau, kiểm soát các triệu chứng nhức đầu, đau khớp, đau cơ; Phenylephrine HCl giảm phù nề, xung huyết, tăng thông khí qua mũi, giảm nghẹt mũi, kháng histamin giảm sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mắt,… Sản phẩm không chứa kháng sinh nên an toàn, hiệu quả.

Hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng Siro Coje cho bé nhé.