Bé bị cảm cúm kèm buồn nôn, mẹ tuyệt đối đừng bỏ qua 4 cách này

Khi trẻ bị cảm cúm kèm buồn nôn, mẹ đừng vội cho con uống thuốc. Bởi việc lạm dụng thuốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ, làm suy yếu hệ miễn dịch. Thay vào đó, hãy tham khảo 4 cách chữa cám cúm đơn giản và hiệu quả bằng các nguyên liệu tự nhiên dưới đây.

cam-cum-kem-buon-non
Khi trẻ bị cảm cúm kèm buồn nôn, mẹ đừng vội cho con uống thuốc.

1. Tía tô

Theo Đông y, lá tía tô cay, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu nên có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn rất cao. Mẹ có thể chế biến tía tô thành nhiều cách khác nhau để cho con ăn và uống như:

– Uống nước cốt tía tô: Rửa sạch 1 nắm lá tía tô rồi cho vào cối giã nhuyễn. Thêm nước đun sôi vào vắt lất nước cốt rồi cho trẻ uống.

– Nấu cháo tía tô: Nấu chín mềm 1 nắm gạo tẻ. Cháo chín cho hành tím đã băm nhỏ vào và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tiếp tục đập 1 quả trứng gà vào khuấy đều, sau đó cho lá tía tô đã thái sợi vào khuấy đều. Cho trẻ ăn khi còn nóng. Ngoài món cháo tía tô trứng, mẹ cũng có thể nấu cháo thịt lợn, thịt bò nhưng tuyệt đối không được nấu chung với cá chép vì có thể sinh ra đọc tố và gây mụn nhọt.

2. Trà gừng

Khi trẻ bị cảm cúm kèm buồn nôn, các mẹ hoàn toàn có thể sử dụng gừng để làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm. Gừng có tính ấm và vị cay, giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau họng, long đờm.

Cách làm trà gừng như sau:

– Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 lát gừng tươi, 2 thìa cà phê mật ong, 1 túi trà, 500ml nước.

– Cách thực hiện: Cho gừng vào nồi và đun sôi. Tiếp tục cho mật ong vào và đun lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Tắt bếp và nhúng túi trà vào nồi khi nước đang còn nóng. Đậy kín nồi ngâm trà gừng trong khoảng 5 phút. Cho trẻ uống khi còn nóng và uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên mẹ không nên cho trẻ uống vào buổi tối vì có thể khiến trẻ bị mất ngủ.

tra-dung-tri-cam-cum-kem-buon-non
Gừng có tính ấm và vị cay, giúp làm giảm các triệu chứng đau đầu, buồn nôn, đau họng, long đờm.

3. Cúc tần trị cảm cúm kèm buồn nôn hiệu quả

Cúc tần có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, chữa cảm cúm, cơ thể đau nhức do có vị đắng, cay và tính ấm. Cách sử dụng cúc tần chữa cảm cúm kèm buồn nôn như sau:

– Nguyên liệu cần có: 20g lá cúc tần, 8g lá chanh, 10g lá sả.

– Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi cùng với nước sạch rồi đun sôi. Đun khoảng 10 phút sau đó chắt lấy phần nước cho trẻ uống khi còn ấm. Phần bã mẹ có tiếp tục cho nước vào đun sôi để xông hơi cho trẻ.

4. Vỏ bưởi

Trong Đông y, vỏ ngoài có vị cay, tính ấm và chứa nhiều tinh dầu. Còn theo các nghiên cứu khoa học, vỏ bưởi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng chữa cảm cúm hiệu quả.

Cách thực hiện như sau: Vỏ bưởi rửa sạch, cắt thành từng khúc rồi cho vào nấu với nước sôi khoảng 5 phút. Vỏ bưởi nguội, các mẹ vắt kiệt nước rồi cho vào ngâm với 150g đường trong khoảng 7 ngày. Sau đó, chắt lấy nước cho trẻ uống, mỗi lần uống từ 1-2 thìa cà phê.

vo-buoi-tri-cam-cum-kem-buon-non
Vỏ bưởi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa nên có tác dụng chữa cảm cúm hiệu quả.

Ngoài những cách chữa cảm cúm kèm buồn nôn ở trên, các mẹ có thể tham khảo và cho con uống siro Coje cảm cúm.  Coje là phương pháp điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm rất hiệu quả được nhiều mẹ tin tưởng sử dụng. Chỉ cần uống siro Coje cảm cúm ngay khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho… bệnh cảm cúm sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Đặc biệt, Coje không chứa kháng sinh nên đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, vị ngọt hương dâu nên rất dễ uống.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.