Bệnh viêm mũi vận mạch: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mũi vận mạch là 1 bệnh về đường hô hấp trên, trong đó niêm mạc mũi có hiện tượng sung huyết, căng phồng, sưng tấy, gây kích ứng với nhiều biểu hiện khó chịu như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,… Mời bạn cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm mũi vận mạch trong bài viết dưới đây.

Viêm mũi vận mạch là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi vận mạch chính là một bệnh lí về đường hô hấp do sự mẫn cảm, phản ứng quá mức của hệ thần kinh đối giao cảm trong niêm mạc mũi. Bệnh hình thành do các tác nhân như sự thay đổi đột ngột về độ ẩm và nhiệt độ, khói bụi, vi khuẩn, nấm,… Triệu chứng viêm mũi vận mạch sẽ đi kèm với các biểu hiện khó chịu như hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,…

Bệnh viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng mặc dù không phải là một bệnh lí nguy hiểm nhưng lại gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và cuộc sống hằng ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời, lâu dần bệnh cũng gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho tai mũi họng khác như: viêm xoang, viêm họng, viêm tai,… Chính vì vậy, việc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tránh gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe sau này.

Nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch

Bệnh viêm mũi vận mạch bội nhiễm gây rất nhiều khó khăn trong công việc cũng như cuộc sống nếu không can thiệp điều trị kịp thời. Nguyên nhân cụ thể của viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng nhưng một số yếu tố sau có thể làm khởi phát các triệu chứng của viêm mũi vận mạch như:

– Khi cơ thể gặp phải các tác nhân gây kích thích niêm mạc mũi như nước hoa, khói bụi, khói thuốc, ô nhiễm không khí.

– Do sự thay đổi thời tiết, nắng mưa bất chợt, thời tiết chuyển mùa sang hanh khô, lạnh.

Nguyên nhân viêm mũi vân mạch
Nguyên nhân viêm mũi vân mạch

– Do cơ thể không quen với các loại thức ăn hay đồ uống cay, nóng, có mùi vị lạ.

– Do việc dùng một số loại thuốc như aspirin, ibuprofen, thuốc chẹn beta (Propranolol , Metoprolol , Atenolol), một số thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai uống, thuốc dùng để điều trị rối loạn cương dương,…

– Việc lạm dụng thuốc xịt mũi có hoạt chất gây co mạch tại chỗ gây ra những biến chứng có hại cho tai, mũi, họng như viêm mũi vận mạch.

– Bên cạnh đó, những thay đổi hooc môn có liên quan đến thai kỳ cũng khiến bệnh càng trầm trọng và khó điều trị hơn.

Triệu chứng thường gặp của bệnh viêm mũi vận mạch là gì?

Các triệu chứng viêm mũi vận mạch có thể gặp và dai dẳng cả năm hoặc kéo dài trong vài tuần. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm:

– Hắt hơi, chảy nước mũi liên tục: Đây là một trong những triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh viêm mũi vận mạch bội nhiễm. Triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi thường xuyên, đặc biệt là về đêm sẽ khiến người bệnh vô cũng khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc và chất lượng cuộc sống.

– Ngạt mũi, khó thở: Người bị viêm mũi vận mạch thường hay bị ngạt một bên mũi do nước mũi chảy ra quá nhiều, ảnh hưởng đến chức năng thở. Khi bệnh nặng, có thể gây ngạt cả hai bên mũi khiến người bệnh khó thở, thậm chí phải thở bằng miệng. Càng về đêm khi nhiệt độ môi trường giảm xuống, dấu hiệu ngạt mũi sẽ càng tăng nặng khiến chất lượng giấc ngủ của bạn kém đi.

– Sổ mũi vào sáng sớm: Cũng giống như bệnh viêm mũi dị ứng, trẻ bị viêm mũi vận mạch cũng thường xuyên bị sổ mũi, nước mũi thường trong suốt và không có mùi. Hiện tượng sổ mũi xuất hiện liên tục trong ngày nhưng nhiều nhất là vào buổi sáng.

Những dấu hiệu viêm mũi vận mạch cũng rất giống với các bệnh lí về mũi khác. Tuy nhiên, ở bệnh viêm mũi vận mạch, người bệnh sẽ thấy biểu hiện tắc, ngạt mũi nhiều hơn là hắt xì hơi, đồng thời, nước mũi cũng chảy ít hơn và ít có dấu hiệu chảy nước mắt như các bệnh về mũi khác. Sau mỗi lần ngừng hắt hơi người bệnh thường trở về hiện trạng bình thường, ít xuất hiện triệu chứng nặng đầu hay mệt mỏi, uể oải kèm theo. Mặt khác, người mắc bệnh viêm mũi vận mạch lại hay có biểu hiện căng tức, ngứa ngáy ở một số ngón tay khi trời trở lạnh.

viem mui van mach
Viêm mũi vận mạch gây chảy nước mũi

Điều trị bệnh viêm mũi vận mạch như thế nào cho hiệu quả?

Để sớm phát hiện và điều trị bệnh viêm mũi vận mạch, khi cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào tương tự như trên, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán viêm mũi vận mạch sau khi loại trừ các nguyên nhân. Trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định bạn có bị dị ứng không như test da hoặc thử máu để xem hệ thống miễn dịch có gì bất thường không. Ngoài ra, cũng có thể làm các xét nghiệm như soi mũi hay CT xoang để xem có bị viêm xoang không.

Nếu bác sĩ không tìm ra nguyên nhân nào gây viêm mũi thì có thể chẩn đoán là viêm mũi vận mạch. Thông thường, viêm mũi vận mạch và viêm mũi dị ứng sẽ được chỉ định các thuốc điều trị tại chỗ hoặc toàn thân với các thuốc xịt có tác dụng thông mạch, co mạch tại chỗ, thuốc kháng histamin hay corticoid,… Với điều trị ngoại khoa là phẫu thuật viêm mũi vận mạch để cắt hoặc triệt tiêu dây thần kinh bằng nhiệt hay đông lạnh qua vi phẫu nội soi mũi xoang.

Ngoài ra, để phòng viêm mũi vận mạch, bạn cần chú ý tránh xa các tác nhân gây bệnh, chú ý mặc đủ ấm khi trời lạnh, đeo khẩu trang, tránh nơi ô nhiễm, bụi bẩn… Hàng ngày, cần bổ sung vitamin và khoáng chất từ rau xanh, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể lực và sức đề kháng của cơ thể.

siro-coje-cam-cum
Coje cảm cúm giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi vận mạch

Đặc biệt, khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng viêm mũi vận mạch, bạn nên uống ngay siro Coje để ngăn ngừa các triệu chứng phát triển nặng hơn. Coje không chứa kháng sinh, dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên sẽ giúp điều trị hiệu quả các chứng bệnh về mũi, tiêu biểu là viêm mũi vận mạch.

Để nắm rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh viêm mũi vận mạch cũng như cách sử dụng siro Coje để trị bệnh, bạn hãy gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết hơn nhé.