Bé bị cảm cúm nên ăn cháo gì tốt nhất?

Cảm cúm là 1 bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào dùng thuốc cũng đều tốt, các mẹ có thể nấu các món cháo để giải cảm cho bé. Vậy bé bị cảm cúm nên ăn cháo gì tốt nhất? Dưới đây là tổng hợp các món cháo mẹ nên cho con ăn khi bị cảm cúm để khắc phục bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Cháo gà – món ăn bổ dưỡng, dễ nấu

Có thể nói, đây là món cháo trị cảm cho bé phổ biến nhất mà hầu hết các mẹ sẽ nghĩ đến khi con yêu chẳng may bị cảm cúm. Vậy, bị cảm ăn cháo gà được không? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thịt gà giàu đạm nhưng lại không có chất béo, đặc biệt amino axit trong thịt gà có đặc tính kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm sự di chuyển của bạch cầu trung tính – các thế bào miễn dịch kích thích sự phát triển của chất nhầy không có lợi.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

+ Thịt nạc gà: 100g.

+ Gạo tẻ: 1 nắm.

+ Hành lá, rau mùi, gia vị.

Cách nấu cháo gà:

– Gạo vo sạch, cho nào nồi đun với 500ml nước, nấu cho đến khi gạo chín mềm.

– Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ. Đun nóng chảo với một chút dầu rồi cho thịt gà vào xào sơ qua cho thơm. Cho vào nồi nấu cùng gạo khi chưa nở.

– Nấu cho gạo mềm, bạn nêm nếm gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp.

– Hành lá, rau mùi rửa sạch cắt nhỏ. Khi ăn múc cháo ra bát, thêm rau thơm vào trộn đều rồi cho bé ăn khi còn nóng.

Ăn cháo gà khi bị cảm cúm sẽ giúp cổ họng của trẻ đỡ đau rát, cảm giác khó chịu cũng giảm nhanh. Trẻ bị cảm ăn cháo trứng gà được không? Câu trả lời là hoàn toàn được. Tuy nhiên, nếu mẹ cho thêm ít lá hành và tía tô xắt nhỏ thì hiệu quả giải cảm sẽ càng cao hơn.

Cảm cúm nên ăn cháo gì

Cảm cúm ăn cháo gì tốt nhất cho cơ thể là vấn đề nhiều người quan tâm

Cảm cúm nên ăn cháo gì tốt nhất? Hãy ăn cháo tía tô

Cháo lá tía tô là đáp án hoàn hảo cho câu hỏi cảm cúm ăn cháo gì? Bởi ngoài việc dùng để làm thức ăn, lá và hạt tía tô còn là những vị thuốc phổ biến trong Đông y. Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng giúp bé hạ khí, tiêu đờm, chữa ho, sốt, thở gấp, ngực khó chịu.

Cách nấu cháo tía tô: Vo sạch 1 nắm gạo, cho vào nồi và đổ 500ml nước rồi nấu sôi cho đến khi gạo nở mềm. Trong quá trình đun nếu cạn nước, bạn hãy cho thêm nước vào. Lá tía tô rửa sạch, cắt nhỏ, khi cháo chín, mẹ hãy nêm gia vị theo khẩu vị của bé rồi cho tía tô vào khuấy lên. Mỗi ngày cho bé ăn 1 bát, chia ra làm 2 lần sáng và tối. Tốt nhất nên cho bé ăn lúc cháo còn nóng sẽ toát mồ hôi nhanh chóng và nhớ tránh gió, dùng khăn lau khô mồ hôi.

Cháo đậu xanh thơm ngon và bổ dưỡng cho bé bị cảm cúm

Hàm lượng protein và các acid amin trong đậu xanh có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh cảm cúm hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

– Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 1 tiếng đồng hồ, sau đó đãi bỏ vỏ. Nếu không có thời gian, mẹ có thể mua đậu xanh đã đãi vỏ sẵn để nấu cháo.

– Cho 1 nắm gạo cùng 500ml nước nấu sôi thì cho đậu xanh vào.

– Đun nhỏ lửa cho đến khi đậu và gạo chín nhừ.

– Nêm nếm gia vị cho vừa ăn và cho trẻ ăn khi còn nóng để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Cháo táo đỏ, bí ngô – món cháo trị cảm cho bé hiệu quả

Món cháo này rất dễ ăn, có tác dụng thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng và có thể trị ho lâu ngày ở trẻ. Nếu mẹ đang băn khoăn không biết khi bé bị cảm cúm nên ăn cháo gì thì hãy vào bếp và nấu ngay món cháo táo đỏ bí ngô vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng cho bé ngay mẹ nhé!

nau-chao-tao-bi-ngo-cho-tre-bi-ho
Cháo táo đỏ bí ngô giúp giảm ho và tăng cường sức khỏe cho bé

Nguyên liệu cần có:

+ 500g bí đỏ và táo đỏ.

+ 200g đường đỏ.

Cách nấu cháo:

– Làm sạch bí đỏ và táo đỏ rồi cho vào nồi đun cho tới khi chín mềm.

– Khi bí và táo chín bạn hãy cho đường đỏ vào và khuấy đều.

– Cho bé ăn 1 bát/ngày, các triệu chứng của bệnh cảm cúm sẽ giảm đi rõ rệt.

Cháo thịt băm gừng tươi đổi món cho bé

– Nguyên liệu cần có: 100g thịt lợn nạc, 200g gạo, 10g gừng, các gia vị: hành tím, hành lá, xắt nhuyễn, mắm, muối, hạt nêm,…

– Cách nấu: Thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ rồi ướp với nước mắm, nước mắm, chút hạt tiêu và dầu ăn. Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành từng lát mỏng. Gạo rửa sạch rồi cho vào nồi ninh nhừ. Tiếp tục cho thịt vào khuấy đều cho đến khi chín. Thêm gừng đã thái nhỏ vào, nêm nếm gia vị cho vừa miệng thì tắt bếp.

– Lưu ý: Nếu trẻ đang bị sốt cao, bố mẹ không nên cho gừng vào cháo vì có thể làm tổn thương các mạch máu và gây xung huyết.

Bên cạnh việc quan tâm tới trẻ bị cảm cúm nên ăn cháo gì, để phòng và trị cảm cúm cho trẻ, mẹ có thể tham khảo sử dụng siro Coje cảm cúm. Sản phẩm giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mắt, có vị ngọt nhẹ nên các bé rất thích, các mẹ sẽ không phải ép hay nịnh con uống thuốc. Đặc biệt, Coje không chứa kháng sinh nên không có tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho bé. Sản phẩm dùng được cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về cách dùng siro Coje cảm cúm nhé.