Có mẹ nào chữa nghẹt mũi đau họng cho con bằng 7 cách này chưa?

Nghẹt mũi đau họng khiến trẻ khó chịu, chán ăn, bỏ ăn và hay quấy khóc. Nếu tình trạng nghẹt mũi và đau họng kéo dài có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Dưới đây là một số mẹo trị nghẹt mũi và đau họng cho trẻ nhỏ rất dễ, mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.

Không thể lơ là nghẹt mũi đau họng ở trẻ
Không thể lơ là nghẹt mũi đau họng ở trẻ

Nghẹt mũi đau họng khiến trẻ khó chịu, chán ăn, bỏ ăn và hay quấy khóc

7 cách chữa nghẹt mũi rát họng hiệu quả nhất

Sau đây là 7 cách chữa nghẹt mũi và đau họng thích hợp cho trẻ được chuyên gia khuyên dùng, các mẹ có thể áp dụng mà hoàn toàn không sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ lại hết sức an toàn với cơ thể trẻ nhé.

3 cách chữa nghẹt mũi cho trẻ được nhiều mẹ tin dùng

1. Hành hoa: Lấy lá hành hoa, bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.

2. Gừng và mật ongLấy một miếng gừng nhỏ giã nát  rồi trộn đều với nước ấm. Thêm 1 thìa cà phê mật ong vào rồi khuấy đều, chắt lấy nước cho trẻ uống 3 lần/ngày (sáng, trưa, tối). Mỗi lần uống 1 thìa cà phê.

3. Dầu mè nguyên chất hoặc dầu ô liu nguyên chất: Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần chấm dầu ô liu hoặc dầu mè vào phần mềm bên trong lỗ mũi 3 – 4 lần/ ngày, tình trạng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

hành hoa giúp chấm dứt tình trạng ngạt mũi đau họng

Hành hoa chữa nghẹt mũi hiệu quả

4 cách chữa đau họng được chuyên gia sức khỏe khuyên dùng

Tình trạng nghẹt mũi đau họng ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể điều trị bằng một số phương pháp đơn giản mà không cần dùng đến thuốc Tây:

1. Lá hẹ + đường phèn + mật ong: Chất kháng sinh tự nhiên ở trong lá hẹ có khả năng làm tiêu đờm và giảm viêm họng. Cách làm như sau: Cho đường phèn, mật ong và 5-10 lá hẹ vào bát  rồi đem hấp cách thủy khoảng 10 phút. Lấy nước lá hẹ,  đường phèn và mật ong đó cho bé uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2-3 thìa cà phê. Lưu ý trẻ trên 1 tuổi mới được sử dụng mật ong, với trẻ nhỏ hơn mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Gừng hoặc trà gừng: Đối với trẻ đã lớn, mẹ có thể cho trẻ ăn gừng trực tiếp, ăn từng chút một. Còn với trẻ bé hơn, mẹ hãy băm nhỏ gừng, cho vào nồi nước sạch và đun sôi lên. Lọc lấy nước cốt gừng rồi cho trẻ uống khi còn ấm. Nên uống 3 lần/ngày để đạt kết quả tốt nhất.

3. Tỏi nướng: Chất allicin trong tỏi có tác dụng ức chế và tiêu diệt virus, vi khuẩn rất hữu hiệu. Khi trẻ bị đau họng, mẹ có thể nướng 3-4 tép tỏi để nguyên vỏ. Sau khi bóc hết lớp vỏ cháy, hãy cho tỏi vào bát nghiền thật nát. Thêm chút nước ấm rồi cho bé uống 2 ngày/lần vào buổi sáng và tối.

4. Lá húng chanh và quất xanh: Húng chanh có tác dụng sát khuẩn, tiêu đờm nên rất tốt cho việc điều trị đau họng cho trẻ. Mẹ hãy lấ 10 lá húng chanh và 3 quả quất xanh cho vào máy sinh tố xay nhuyễn. Đổ ra bát rồi hấp cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Cho bé uống 1-2 lần/ngày cho đến khi bé dứt đau họng.

Lá húng chanh và quất xanh chữa đau họng hiệu quả

Cách trị nghẹt mũi đau họng cho bé dứt điểm bằng siro Coje

Ngoài việc sử dụng các phương pháp dân gian để chữa nghẹt mũi và đau họng cho con, các mẹ có thể tham khảo sản phẩm Coje cảm cúm. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, sổ mũi…, siro Coje còn đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho trẻ vì không chứa kháng sinh.

Coje vị dâu, thơm ngon, dễ uống, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Liều dùng: 3-4 lần/ngày. Trẻ em 2-6 tuổi uống 5-10ml (1-2 thìa cà phê)/lần; Trẻ từ 7-12 tuổi uống 15ml (3 thìa cà phê)/lần; người lớn và trẻ em trên 12 tuổi uống 30 ml (6 thìa cà phê)/lần. Cách trị nghẹt mũi đau họng cho trẻ  bằng siro Coje được rất nhiều bà mẹ Việt tin dùng để giúp con khỏe mạnh và khôn lớn mỗi ngày.

Xem thêm: Cách phòng tránh hắt hơi sổ mũi chảy nước mắt khi chuyển mùa

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.