Top 6 cách chữa nghẹt mũi mùa đông cho trẻ không cần uống thuốc

Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, điển hình là chứng nghẹt mũi. Nếu bé không may mắn bị nghẹt mũi, các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy thực hiện theo 6 cách chữa nghẹt mũi mùa đông cho trẻ an toàn và hiệu quả không cần uống thuốc dưới đây.

nghet-mui-mua-dong
Thời tiết lạnh giá của mùa đông khiến trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, điển hình là chứng nghẹt mũi.

Nhỏ nước muối sinh lý

Nhỏ nước muối sinh lý có tác dụng điều trị chứng nghẹt mũi, nước mũi khô, chảy nước mũi. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại cho hiệu quả rất tốt trong việc làm mềm chất nhầy trong mũi và làm sạch mô mũi bị viêm, giúp làm giảm chứng nghẹt mũi và ngăn ngừa sổ mũi.

Cách thực hiện như sau:

+ Đặt trẻ nằm trên đùi của mẹ, hơi ngả đầu của trẻ về phía sau.

+ Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào từng bên lỗ mũi của trẻ.

+ Giữ bé ở tư thế ngả đầu ra phía sau khoảng 1 vài phút.

+ Nâng trẻ dậy và sử dụng dụng cụ hút mũi loại bỏ hết dịch nhầy ở trong mũi.

+ Thực hiện rửa mũi 3-4 lần/ngày giúp làm sạch mũi và trẻ thở dễ dàng hơn.

nho-nuoc-muoi
Nhỏ nước muối sinh lý có tác dụng điều trị chứng nghẹt mũi, nước mũi khô, chảy nước mũi.

Xông hơi chữa nghẹt mũi mùa đông

Xông hơi có tác dụng giảm ho, thông mũi, giảm tức ngực, hỗ trợ điều trị viêm thanh quản. Cách chữa nghẹt mũi mùa đông bằng cách xông hơi như sau:

– Đóng kín cửa phòng tắm, xả nước nước vào bồn để cho hơi nước nóng tỏa ra khắp bồn.

– Cho trẻ vào phòng tắm và tiến hành xông hơi khoảng 5-10 phút.

– Mẹ dùng tay vỗ lưng và ngực của trẻ thật nhẹ nhàng để giúp trẻ thở dễ hơn.

– Mẹ lưu ý không cho trẻ tiếp xúc với nước nóng có thể gây bỏng.

Bổ sung nước đầy đủ cho trẻ

Ngoài việc cho trẻ bú mẹ, uống sữa, mẹ cần bổ sung thêm nước lọc cho trẻ để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước, giúp chống lại nhiễm trùng và tăng sức đề kháng.

Vậy cho bé uống bao nhiêu nước là đủ? Các chuyen gia sức khỏe khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ uống gấp đôi lượng nước so với bình thường. Nếu bé còn bú mẹ, mẹ có thể cho bé bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu. Mẹ nên rửa mũi cho bé trước khi bú vì nghẹt mũi có thể khiến bé khó bú hoặc lười ăn hơn.

bo-sung-nuoc
Mẹ cần bổ sung thêm nước lọc cho trẻ để tránh tình trạng cơ thể thiếu nước, giúp chống lại nhiễm trùng và tăng sức đề kháng

Cho trẻ ăn súp gà

Đây là phương thuốc dân gian chữa nghẹt mũi mùa đông an toàn và hiệu quả cho bé. Theo đó, tuy theo độ tuổi của bé mà mẹ có thể chế biến nấu súp gà theo nhiều cách khác nhau. Tốt nhất nên cho trẻ ăn súp gà khi còn ấm. Trường hợp bé không thích ăn súp, mẹ có thể cho trẻ uống trà bạc hòa hoặc hoa cúc thay thế.

Chườm khăn ấm lên tai

Đây là mẹo chữa nghẹt mũi được rất nhiều mẹ áp trong thời gian gần đây. Cách thực hiện rất đơn giản, trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn mặt nhúng vào nước nóng rồi vắt kiệt sau đó đắp lên 2 tai của trẻ trong 10-15 phút. Chứng nghẹt mũi sẽ nhanh chóng thuyên giảm giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Sở dĩ chườm khăn ấm lên tai có thể làm thuyên giảm chứng nghẹt mũi là do ở tai có các dây thần điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ lập tức giãn ra và làm thông lỗ mũi.

chua-nghet-mui-mua-dong
Chườm khăn ấm lên tai giúp làm thông mũi hiệu quả

Song song với việc sử dụng các phương pháp chữa nghẹt mũi mùa đông ở trên, các mẹ có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Coje cảm cúm. Không chỉ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh, ho, nghẹt mũi, sổ mũi…, siro Coje còn đảm bảo an toàn, không gây bất kỳ nguy hiểm nào cho bé vì không chứa kháng sinh. Sản phẩm dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Mẹ nên cho trẻ uống siro Coje từ 5 – 7 ngày cho bé hết nghẹt mũi hẳn. Sau khoảng 3-4 ngày uống thuốc, nếu tình trạng nghẹt mũi không giảm được 50%, các mẹ đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.