Cha mẹ cần biết những điều nên làm khi trẻ bị cảm lạnh

Khi trái gió trở trời, thời tiết chuyển mùa thường khiến trẻ bị cảm lạnh. Dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng bậc phụ huynh cũng nên biết những điều cần thiết để chăm sóc trẻ.

trẻ bị cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh khi thời tiết thay đổi đột ngột

Cảm lạnh khác với cảm cúm và thường không để lại hậu quả nặng nề như cảm cúm. Tuy nhiên, chứng cảm lạnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn có thể gây nhiều biến chứng nếu chăm sóc không tốt. Chính vì thế mà phụ huynh phải lưu ý những điều nên là khi trẻ bị cảm lạnh sau đây:

Sử dụng nước muối sinh lý

Triệu chứng phổ biến nhất của cảm lạnh ở trẻ là sổ mũi, dịch mũi tiết ra nhiều làm nghẹt mũi và khiến trẻ khó thở. Để cải thiện tình trạng này thì nên dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi trẻ. Mỗi lần nhỏ vài giọt và thực hiện 2-3 lần trong ngày. Nước muối sẽ làm dịch nhầy mũi loãng ra và trẻ dễ dàng hỉ ra ngoài. Còn đối với những trẻ không hỉ được thì phụ huynh nên dùng dụng cụ hút mũi nhưng không nên quá lạm dụng.

Cho trẻ uống nhiều nước

cho trẻ uống nước khi cảm lạnh
Nước là cần thiết cho trẻ đang bị cảm lạnh

Bạn có biết rằng khi trẻ uống nhiều nước thì triệu chứng nghẹt mũi sẽ giảm không? Nguyên nhân là nước làm cho niêm mạc mũi ẩm hơn và khiến nó ít tiết ra dịch nhầy hơn. Nước còn có lợi cho quá trình hạ sốt khi cảm lạnh và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì không cần bổ sung nước.

Chú ý đến giấc ngủ của trẻ

Khi trẻ bị cảm lạnh thường trăn trở vì khó ngũ do nghẹt mũi, cơ thể mệt mỏi. Hãy dùng một chiếc gối mềm kê đầu trẻ cao hơn thân mình để trẻ dễ thở hơn và đồng thời giúp dịch mũi chảy ra dễ dàng. Trong đêm, liên tục kiểm tra nhiệt độ cho trẻ để xử lý kịp thời khi trẻ đột ngột sốt cao.

Nhiệt độ không khí xung quanh

Bác sĩ cho biết rằng độ ẩm không khí xung quanh rất quan trọng khi trẻ bị cảm lạnh. Nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ giúp trẻ giảm chứng sổ mũi và cảm cúm nhanh khỏi hơn. Hãy sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ của trẻ nhưng phải đảm bảo máy móc được vệ sinh kỹ càng trước khi sử dụng.

Dinh dưỡng

dinh dưỡng cho trẻ cảm lạnh
Chú ý đến dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn bệnh

Giai đoạn cảm lạnh, trẻ thường nhạt miệng nên kén ăn, bỏ bữa. Thế nhưng, giai đoạn này trẻ cần phải được bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn bình thường. Để trẻ dễ ăn hơn thì cha mẹ nên nấu những thực phẩm mềm như súp, cháo, canh thịt,… Bổ sung vitamin C thông qua trái cây tươi và rau, củ trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, nên nhớ rằng không được tự ý cho trẻ dùng thuốc cảm lạnh bởi vì nó sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường.