Viêm mũi polyp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm mũi polyp là 1 chứng bệnh về đường hô hấp gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu để nhận biết bệnh sớm thông qua các triệu chứng để có phương án điều trị kịp thời, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Vì sao trẻ dễ mắc viêm xoang mũi polyp?

Viêm xoang mũi polyp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt thường gặp nhất là ở trẻ em. Tại sao lại như vậy? Theo các chuyên gia sức khỏe, sở dĩ trẻ em là đối tượng dễ bị viêm mũi polyp là vì những nguyên nhân đưới dây:

– Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên dễ bị tác động bởi các vi khuẩn gây các bệnh về đường mũi. Bên cạnh đó, trẻ cũng rất khó thích nghi kịp khi thời tiết thay đổi đột ngột theo hướng bất lợi cho cơ thể, gây viêm mũi polyp.

– Trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết nên không có khả năng hình thành các kháng thể chống lại bệnh.

– Những biểu hiện bệnh sổ mũi thông thường khiến bố mẹ chủ quan không điều trị cho trẻ. Tình trạng sổ mũi kéo dài sẽ dẫn đến viêm xoang mũi polyp.

viem-mui-polyp
Viêm mũi polyp gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm xoang mũi polyp

Các triệu chứng của bệnh viêm polyp mũi thường rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi,… Tuy nhiên, vẫn có những triệu chứng khác biệt giúp bố mẹ nhận biết được bệnh:

+ Có khối u ở trong khoang mũi, khối u này rất khó phát hiện nên phải sử dụng tới phương pháp nội soi.

+ Nghẹt đường khó, tắc nước mũi do khối u phát triển. Tình trạng này gây ra hiện tượng ngủ ngáy và nhức đầu.

+ Suy giảm chức năng khứu giác.

+ Chảy nước mũi liên tục, nước mũi thường có màu xanh hoặc vàng.

Các giai đoạn phát triển của viêm polyp mũi

– Mức độ I: Polyp mềm và nhỏ nằm trong vùng khe giữa, chỉ khi tiến hành nội soi mũi mới có thể phát hiện được.

– Mức độ II: Polyp phát triển thành to hơn và chiếm hết khu vực khe giữa mũi.

– Mức độ III: Polyp to hơn rất nhiều, đã lấp kín hết cả hốc mũi, làm ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng ngửi và thở. Với mức độ phát triển này, người bệnh chỉ cần nâng đỉnh mũi, soi gương là có thể nhìn thấy polyp mũi.

– Mức độ IV: Bước sang giai đoạn này, polyp mũi đã phát triển to quá mức, lấp kín hết hốc mũi, thò ra đến khu vực cửa lỗ mũi.

giai-doan-phat-trien-cua-viem-polyp-mui
Polyp mũi đã phát triển to quá mức, lấp kín hết hốc mũi, thò ra đến khu vực cửa lỗ mũi.

Điều trị viêm polyp mũi ở trẻ em bằng cách nào?

Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm mũi polyp, bác sĩ sẽ có có phương án điều trị phù hợp nhất. Theo đó, với trường hợp trẻ bị viêm xoang mũi polyp nhẹ, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc uống hoặc thuốc đường mũi với liều lượng phù hợp nhằm làm giảm kích thích cũng như tình trạng viêm niêm mạc và trong các xoang. Tốt nhất, người bệnh nên tham khảo các phương thuốc chữa polyp mũi bằng đông y để tránh các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Tây.

Nhiều người thắc mắc: polyp mũi có nên mổ không? Trong trường hợp tình trạng viêm polyp mũi đã nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật trong các xoang hoặc khoang mũi để cắt bỏ khối polyp. Hiện nay, điều trị  polyp mũi có 2 phương pháp chính là phẫu thuật và uống thuốc. Những trường hợp dùng thuốc là những polyp còn nhỏ và cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ.

Đối với trường hợp polyp lớn gây khó thở, ù tai, làm giảm hoặc mất khứu giác hoặc gây biến chứng cần phải phẫu thuật nội soi để cắt hoặc đốt polyp, đồng thời cần có chế độ chăm sóc sau mổ polyp tạo sự thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.

kham-mui-cho-tre
Nên kiểm tra sức khỏe cho trẻ định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời…

Để phòng ngừa viêm polyp mũi cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý những vấn đề sau: hạn chế để trẻ tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm; đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với bụi bẩn, khói xe; vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày bằng nước muối sinh lý để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh; kiểm tra sức khỏe cho trẻ định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời,…

Cách tốt nhất để giảm sự hình thành viêm mũi polyp chính là ngay khi thấy trẻ có triệu chứng bị nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, bố mẹ cần cho trẻ uống siro Coje cảm cúm để điều trị dứt điểm. Tránh để tình trạng kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến viêm polyp mũi khó chữa.

Coje không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Dược phẩm Trung ương 3 và được Công ty TNHH Đại Bắc. Đây là loại siro an toàn, được các bậc phụ huynh tin dùng vì có chứa các thành phần như Paracetamol, Phenylephrine HCl, kháng histamin có tác dụng giảm dị ứng; giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, chảy nước mũi, ngạt mũi, hắt hơi; ngăn ngừa viêm mũi polyp hiệu quả, tránh tái đi tái lại nhiều lần.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn thêm về căn bệnh viêm mũi polyp cũng như cách dùng siro Coje nhé.