Cẩm nang tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, mỗi năm có khoảng 1/3 trẻ em trên thế giới bị cảm cúm, đặc biệt trẻ em cũng là đối tượng có tỷ lệ tử vong rất cao do bệnh cảm cúm. Chính vì vậy, việc tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em là điều vô cùng quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bé yêu cũng như cả gia đình.

Với một số ít trường hợp ngoại lệ, còn hầu hết trẻ từ từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng cúm. Việc tiêm phòng cảm cúm cho trẻ có thể bảo vệ trẻ trước căn bệnh rất nghiêm trọng, đôi khi gây tử vong này. Đồng thời ngăn chặn vi rút cúm sang cho những người dễ bị các biến chứng đe dọa tính mạng như nhiễm trùng tim, phổi, thậm chí là não.

Tiêm vắc xin phòng cảm cúm đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao bị bệnh nặng do cúm gồm trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, những người bị bệnh mãn tính như bệnh tim và hen hoặc hệ miễn dịch yếu.

  1. Khi nào nên tiêm phòng cúm cho trẻ em?

Ở nước ta, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 năm nay cho đến tháng 3 năm sau. Vì vậy các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, thời điểm tiêm phòng cúm cho trẻ em tốt nhất là vào tháng 9 vì phải mất khoảng 2-3 tuần để vắc xin phát triển khả năng miễn dịch.

Tiêm vắc xin phòng cảm cúm cho trẻ em hàng năm là biện pháp hàng đầu và tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm. Tuy nhiên, mẹ có thể cho trẻ tiêm phòng bất cứ lúc nào, ngay cả khi đang ở trong mùa cúm. Vào mỗi mùa cúm, mọi người nên tiêm phòng một liều vắc xin để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Thời điểm tiêm phòng cúm cho trẻ em tốt nhất là vào tháng 9

3. Vắc-xin cúm mỗi năm khác nhau?

Câu trả lời là Đúng! Vào mỗi năm, các chuyên gia sẽ nghiên cứu và cho lưu hành loại vắc xin cúm mới. Ở Mỹ, các chuyên gia sẽ cố gắng dự đoán và nghiên cứu các chủng cúm trên toàn thế giới. Một vắc xin  cúm sẽ chống lại ít nhất 3 chủng virus khác nhau.

4. Trẻ em cần tiêm 1 hay nhiều mũi?

Thông thường, với các trẻ em dưới 3 tuổi, cần tiêm phòng cúm 2 mũi và mỗi mũi sẽ cách nhau từ khoảng 28 ngày đến 1 tháng. Với trẻ  từ 3 tuổi trở lên, chỉ cần tiêm một mũi và tiêm nhắc lại hàng năm. Do mỗi năm bệnh cúm khác nhau và vì thế  vắc-xin cũng được thay đổi theo năm.

5. Những đối tượng nào không được tiêm phòng cúm?

Theo các bác sĩ, những trường hợp dưới đây không nên tiêm vắc xin phòng cúm để tránh những biến chứng nguy hiểm:

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi trước khi tiêm cần hỏi ý kiến bác sĩ.

– Trẻ dị ứng với trứng. Bởi vì trong vắc xin phòng cúm có chứa protein từ trứng. Mẹ hãy nhờ bác sĩ tư vấn để chọn loại vắc xin cúm phù hợp với con.

– Trẻ đã từng có phản ứng tiêu cực với vắc xin trước đây.

– Trẻ bị bệnh, ốm hoặc sốt cao.

– Trẻ từng bị hội chứng Guillian-Barre (hệ miễn dịch tấn công một phần của hệ thần kinh – có thể bị do nhiễm Zika) trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.

Trẻ bị bệnh, ốm hoặc sốt cao không nên tiêm phòng cúm

6. Trẻ vẫn có thể bị cúm dù đã tiêm phòng?

Câu trả lời là Đúng! Bởi vắc xin cúm không thể ngăn ngừa được tất cả các chủng cúm. Do vậy, nếu trẻ vị nhiễm chúng cúm không có trong vắc xin thì vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Vi rút cúm có vô số chủng loại. Có đến 17 loại kháng nguyên H (H1 đến H17) và 9 loại kháng nguyên N (N1 đến N9) và mỗi khi 1 loại H kết hợp với 1 loại N thì đồng nghĩa với việc 1 loại vi rút cúm mới sẽ ra đời. Việc tiêm phòng cúm cho trẻ em sẽ ngăn ngừa việc các chủng cúm trẻ mắc phải, không kết hợp với các chủng đã có trong vắc xin khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

7. Những phản ứng phụ khi tiêm phòng cúm là gì?

Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi tiêm phòng vắc-xin cúm, cho cả trẻ em và người lớn là đau vùng da tại chỗ tiêm. Những bé mà chưa từng tiếp xúc với virus trước đây cũng có thể bị sốt nhẹ và cảm thấy đau nhức, mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng 2 ngày.

8. Nên làm gì nếu trẻ bị phản ứng nghiêm trọng?

Rất hiếm khi tiêm phòng cúm gây phản ứng nghiêm trọng. Nhưng nếu con sốt cao, sưng mặt, nổi mề đay, tim đập nhanh, khó thở … sau vài phút hoặc vài giờ tiêm thì bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.

9.Tiêm vắc xin phòng cảm cúm ở đâu?

Việc tiêm phòng có thể được tiến hành ở bất kỳ đâu, miễn là có cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện để tiêm ngừa cảm cúm cho trẻ.

10. Tiêm phòng cảm cúm hết bao nhiêu tiền?

Tùy từng loại vắc xin cảm cúm, giá cả ở mỗi nơi có thể chênh lệch nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, giá vacxin cảm cúm đã được niêm yết thống nhất trên toàn quốc. Cha mẹ cần tham khảo kỹ bảng giá trước khi tiêm cho trẻ.

Trên đây là những thông tin cần thiết khi tiêm phòng cảm cúm cho trẻ em, hy vọng mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để bảo vệ bé yêu khỏi mùa dịch cúm.

Bên cạnh việc tiêm phòng, mẹ nên sử dụng thêm Siro Coje để phòng và trị cảm cúm cho trẻ. Siro Coje giúp triệu chứng cảm cúm nhờ các tác động: Hạ sốt, giảm đau đầu, đau cơ; Giảm sổ mũi, nghẹt mũi; Giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp. Coje không chứa kháng sinh  có thể sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn về bệnh cảm cúm và địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng siro Coje cảm cúm hiệu quả.