Con bị hắt hơi sổ mũi: Bố mẹ đừng vội cho uống kháng sinh!

Thời tiết thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ nhỏ bị hắt hơi sổ mũi. Do tâm lý chủ quan cho rằng đây là bệnh lý thường gặp và phổ biết nên hầu hết các bố mẹ đều tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về cho con uống. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, khi con bị hắt hơi sổ mũi, bố mẹ đừng vội cho uống kháng sinh mà nên thực hiện một số phương pháp dưới đây!

hat-hoi-so-mui
Khi con bị hắt hơi sổ mũi, bố mẹ đừng vội cho uống kháng sinh

Súc miệng bằng nước muối

Pha 1/2 thìa cà phê muối  cùng 1/4 lít nước để thu được hỗn hợp nước muối. Hãy ngậm 1 ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên để cho nước muối chảy xuống cổ họng. Không được nuốt mà hãy tống hơi lên để nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo ra tiếng động trong cổ họng.

Nước muối khi vào cổ họng sẽ có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi thổi hơi lên nhiều, 1 phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa mũi sạch hơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối

Sử dụng nước muối là một trong những cách đơn giản và iệu quả nhất để loại bỏ  các vi khuẩn gây nên chứng hắt hơi sổ mũi. Mẹ hãy nhỏ nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của con, sẽ giúp con dễ chịu và dễ thở hơn rất nhiều.

Lưu ý: Tuy xì mũi sẽ đem lại cho trẻ cảm giác dễ chịu hơn, tuy nhiên nên hạn chế xì mũi vì vi khuẩn rất dễ ngược theo vòi tai gây viêm xoang và viêm tai giữa rất nguy hiểm. Nếu xì , mẹ cần hướng dẫn trẻ xì mũi từng bên một, tránh xì cả hai bên mũi cùng 1 lúc.

rua-mui-bang-nuoc-muoi
Sử dụng nước muối là một trong những cách đơn giản và iệu quả nhất để loại bỏ  các vi khuẩn gây nên chứng hắt hơi sổ mũi

Uống đủ và hơn 2 lít nước mỗi ngày

Mẹ cần đảm bảo rằng trong khi bị hắt hơi sổ mũi cơ thể trẻ không bị khử nước. Vì khi bị khử nước sẽ khiến tình trạng hắt hơi và sổ mũi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên hạn chế dùng sữa

Theo các chuyên gia sức khoẻ, khi trẻ bị sổ mũi và hắt hơi, mẹ nên hạn chế cho con uông sữa bò vì sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi sống các vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Khi được cung cấp nguồn dinh dưỡng, các vi khuẩn này sẽ sống khoẻ, sống lâu và sinh sản rất nhanh chóng, khiến các chứng bệnh các trở nên nặng hơn.

Không chỉ vậy, ở trong sữa bòcòn  có rất nhiều chất lactose – đây là 1 loại đường mà các vi khuẩn rất ưa thích. Mẹ cũng nên hạn chế và không nên cho bé ăn các thực phẩm làm từ sữa.

han-che-uong-sua-bo-chua-hat-hoi-so-mui
Khi trẻ bị sổ mũi và hắt hơi, mẹ nên hạn chế cho con uông sữa bò vì sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng để nuôi sống các vi khuẩn

Tắm hơi và xông lá

Tắm hơi nóng cũng là phương pháp  hữu hiệu giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu khi bị hắt hơi sổ mũi. Trước khi tắm, mẹ nên xả nước nóng để hơi nước toả ra trong nhà tắm trong khoảng 1 phút.

Bên cạnh đó, mẹ có có thể mua lá xông và xông hơi cho trẻ. Khi được tắm hơi và xông hơi, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở, thoải mái và dễ chịu, giảm mệt mỏi và đau nhức hơn.

Chữa hắt hơi sổ mũi bằng nước chanh ấm

Theo Y học hiện đại, trong chanh có chứa hàm lượng lớn các vitamin, đặc biệt là vitamin C, có khả năng cải thiện và tăng cường hệ  miễn dịch. Mẹ hãy pha nước chanh với nước ấm và thêm chút đường để cho trẻ uống thường xuyên.

Gừng và mật ong

Để giảm hắt hơi và sổ mũi cho con, mẹ hãy pha nươc ép gừng với chút mật ong cùng ấm nước. Hoặc thái nhỏ gừng rồi cho vào sắc rồi chắt lấy nước cho bé uống. Cho trẻ uống đều đặn  2 lần/ngày vào buổi sáng sớm và buổi chiều.

gung-va-mat-ong-chua-hat-hoi-so-mui
Để giảm hắt hơi và sổ mũi cho con, mẹ hãy pha nươc ép gừng với chút mật ong cùng ấm nước

Ngoài những cách trên, ngay khi thấy trẻ có triệu chứng hắt hơi sổ mũi, mẹ nên cho con uống siro Coje để ngăn chặn tình trạng trở nên nặng hơn, giúp “cắt cơn” hắt hơi sổ mũi cho bé. Siro Coje không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở nên. Sản phẩm được rất nhiều bà mẹ Việt tin dùng. Trường hợp áp dụng những phương pháp trên 3-4 ngày mà tình trạng hắt hơi và sổ mũi vẫn không giảm, các mẹ cần đưa con đến bệnh  viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.