Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Viêm mũi dị ứng có chữa được không? Viêm mũi dị ứng chữa thế nào là băn khoăn của rất nhiều người khi không may mắn bị viêm mũi dị ứng. Cùng giải đáp băn khoăn này qua bài viết dưới đây!

viem-mui-di-ung-co-chua-duoc-khong
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể

Viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng tấy do dị ứng với các tác nhân trong và ngoài cơ thể. Tuỳ thuộc vào các yếu tố gây dị ứng, bệnh viêm mũi dị ứng được chia thành 4 loại sau:

– Viêm mũi dị ứng quanh năm: Nguyên nhân là do các tác nhân ở trong nhà như bụi, lông mèo, lông chó, rận, mọt, chăn, màn, gián, chuột…

– Viêm mũi dị ứng theo mùa: Thường xảy ra vào mùa hè, mùa xuân, thậm chí là ùa thu. Yếu tố gây dị ứng thường gặp nhất là nấm mốc, lá cây khô, phấn hoa, các bào tử ở trong gió. Đặc biệt, người có cơ địa bị dị ứng với 1 loại phấn hoa này cũng có khả năng bị dị ứng với các loại phấn hoa khác.

– Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp: Người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc như bụi phấn, lông thú, bụi gỗ, nhựa, hóa chất cũng gây viêm mũi dị ứng.

– Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Dạng viêm mũi này xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và khi hết tiếp xúc thì không còn triệu chứng dị ứng.

Các triệu chứng thường gặp khi bị viêm mũi dị ứng gồm có: ngứa mũi; có thể kèm theo ngứa tai, mắt và vòm họng; hắt hơi liên tục; nghẹt mũi, chảy nước mũi; nhức đầu; mệt mỏi, buồn ngủ; đau họng, ho khan, khạc đờm kéo dài; có cảm giác bị ù tai…

Tuy không đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh viêm mũi dị ứng lại ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Đặc biệt, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ dẫn đến polyp mũi, viêm đường hô hấp trên, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, hen suyễn…

viem-mui-di-ung-la-gi
Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Vậy viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Các bác sĩ cho biết, hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh viêm mũi dị ứng dứt điểm. Do vậy, những người quá mẫn cảm với các chất kích thích thường phải chấp nhận “sống chung” với bệnh viêm mũi dị ứng. Dưới đây là 4 phương pháp được nhiều ngưới ử dụng để đối phó với bệnh viêm mũi dị ứng:

1. Sử dụng thuốc Tây y: Các loại thuốc Tây y cho có tác dụng loại bỏ các triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm được bệnh viêm mũi dị ứng. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

+ Uống đúng loại thuốc, đúng liều và đúng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng.

+ Không nên sử dụng thuốc dạng nhỏ và xịt trị ngạt mũi quá 7 ngày vì có thể gây phản tác dụng, khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

+ Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Việc làm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức  khoẻ.

uong-thuoc-tay-chua-viem-mui-di-ung
Các loại thuốc Tây y cho có tác dụng loại bỏ các triệu chứng chứ không điều trị dứt điểm được bệnh viêm mũi dị ứng

2. Phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu: Đây được coi là giải pháp tối ưu nhất khi có tỉ lệ thành công đạt 80-90%. Cụ thể, sau khi đã xác định được chính xác dị nguyên gây bệnh, người bệnh sẽ được tiêm kháng nguyên gây bệnh với liều lượng tăng dần. Việc này nhằm giúp thể làm quen dần với các chất kích thích và không phản ứng mẫn cảm nhẹ khi tiếp xúc với chúng nữa. Tuy nhiên, phương pháp chữa viêm mũi dị ứng này có thể mất tới vài năm, trong khi đó ở Việt Nam phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu chưa phổ biến và còn có nhiều hạn chế.

3. Sử dụng các bài thuốc dân gian và Đông y: Phương pháp này cũng chỉ có khả năng làm thuyên giảm các triệu chứng chứ không có tác dụng chữa bệnh viêm mũi dị ứng dứt điểm:

– Nhai nát 1 miếng sáp ong, nuốt nước và bỏ bã. Mỗi ngày nhai 2-3 lần sẽ thấy các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng giảm hẳn.

– Bài thuốc tân di-trứng gà: Chuẩn bị 15g tân di và 2 quả trứng gà. Cho tân di vào nồi cùng 2 bát nước và nấu cho đến khi còn 1 bát. Trứng gà luộc chín, bỏ vỏ, chích 10 lỗ xung quanh quả trứng rồi tiếp tục đun với nước tân di đã sắc trước đó. Sử dụng cả nước lẫn cái để chữa bệnh.

– Lá cóc mẳn rửa sạch, giã nát. Đem nút vào từng bên lỗ mũi, mỗi bên 10 phút.

4. Tránh tiếp xúc với dị nguyên: Việc tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh viêm mũi dị ứng được coi là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phương pháp này lại không dễ thực hiện bởi việc thay đổi nơi ở và môi trường sống là điều rất khó khăn.

tranh-tiep-xuc-voi-di-nguyen
Tránh tiếp xúc với dị nguyên gây viêm mũi dị ứng

Ngoài những cách trên, ngay khi có dấu hiệu bị viêm mũi dị ứng, bạn nên tham khảo và sử dụng siro Coje. Coje có tác dụng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính, giảm các triệu chứng của bệnh như chảy nước mũi, nghẹt mũi, chống viêm, tiêu mủ… Sản phẩm không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi: Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? hay viêm mũi dị ứng chữa cách nào? Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để giúp các bạn chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và các thành viên trong gia đình một cách tốt nhất!

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng siro Coje cảm cúm.