1. Dùng thuốc đúng cách
Bạn không cần phải tìm cách chữa trị với mọi loại cúm. Claire McCarthy, bác sĩ khoa nhi tại Trung tâm chăm sóc trẻ em Boston, đã nói rằng: “Nếu bé vẫn uống sữa và không thực sự quá khó chịu, hãy để bệnh khỏi tự nhiên. Chỉ nên điều trị khi bé cảm thấy quá tệ”.
“Nếu bé chỉ bị cúm nhẹ, hãy để bệnh khỏi tự nhiên”.
Hãy đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc. Đặc biệt cẩn trọng khi dùng cho trẻ dưới 2 tuổi và tuyệt đối không dùng thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt Ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
2. Giúp bé nghỉ ngơi nhiều và ngủ ngon hơn
Khi bị ốm, bé cần được nghỉ ngơi nhiều và cả bạn cũng vậy. Tuy nhiên, ngạt mũi, chảy nước mũi hoặc một cơn ho đều có thể khiến cả bạn và bé bị tỉnh giấc.
Hãy tạo độ ẩm cho căn phòng của bạn để đường mũi luôn ẩm ướt, giảm ho và nghẹt mũi vào ban đêm. Có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương và hạn chế dùng điều hòa.
Một căn phòng ẩm có thể giúp mũi bé lưu thông tốt và ngủ ngon hơn.
3. Cho bé uống đủ nước
“Hãy nâng cao đầu của bé lên”, đó là lời chuyên của các chuyên gia đến từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ. Nằm thẳng là nguyên nhân khiến các cơn ho trở nên tồi tệ hơn. Hãy làm cao cũi hoặc đầu giường của bé thêm vài cm. Bạn cũng có thể đặt dưới gối của bé một quyển sách hoặc một chiếc khăn. Điều này sẽ khiến nước mũi lưu thông đúng hướng và thoải mái hơn khi ho.
Giống như người lớn, bé cũng cần uống nhiều nước khi đã mắc bệnh. Chất lỏng giúp cho các dịch nhầy dễ tiêu tan hơn.
Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa bột luôn là sự lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.
Đối với các bé lớn hơn, bạn có thể cho bé uống nước lọc, nước trái cây hoặc một lượng nhỏ dung dịch bù nước.
4. Làm dịu cơn ho của bé
Khi cơn ho kéo dài, hãy thử cho bé uống từ 1 đến 3 thìa cà phê nước táo ấm 4 lần một ngày. Nếu bé đã trên 12 tháng tuổi, bạn có thể cho bé dùng nửa thìa cà phê mật ong mỗi ngày. Các nghiên cứu khoa học cho thấy mật ong có tác dụng tốt hơn cả xi-rô ho trong việc giảm các cơn ho vào ban đêm.