Ngạt mũi do cảm cúm khiến trẻ khó thở, khó chịu, quấy khóc và biếng ăn. Dưới đây là 5 cách chữa cảm cúm ngạt mũi vô cùng hiệu quả, mẹ có thể tham khảo và áp dụng để giúp con thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
1. Uống trà nóng
Phương pháp này được rất nhiều người trên khắp thế giới sử dụng để làm giảm mệt mỏi do các triệu chứng của cảm cúm gây ra, trong đó có cả ngạt mũi.
Trà gừng, trà xanh và trà bạc hà là 3 loại trà tốt nhất nên dùng khị ngạt mũi do cảm cúm. Lý do là bởi các loại trà này không chỉ giúp làm ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ làm giảm các chứng viêm và thông khoang mũi hiệu quả.
2. Xông hơi
Một trong những cách chữa cảm cúm ngạt mũi đơn giản được nhiều người sử dụng đó là xông hơi, chính xác hơn là xông mặt. Việc hít hơi nước ấm bốc lên trong quá trình xông hơi sẽ giúp làm thông mũi.
Cách thực hiện như sau: Đun nóng một nồi nước vừa đủ, thêm vào nồi 3 giọt giấm hoặc tinh dầu bạc hà. Dùng hỗn hợp này để xông mặt, không chỉ giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi mà còn giúp cơ thể được thư giãn tối đa.
3. Nhỏ nước muối
Đối với trẻ em, phương pháp chữa ngạt mũi do cảm cúm an toàn và hiệu quả nhất chính là nhỏ nước muối sinh lý vào mũi. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, khi vệ sinh mũi cho trẻ, bố mẹ cần chú ý thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
– Đặt trẻ nằm nghiêng trên bàn hoặc giường. Để đầu thấp, mông cao; đặt 1 tay lên đầu trẻ và giữ nhẹ để tránh việc trẻ giãy giụa, có thể gây tổn thương trong quá trình rửa mũi.
– Lót khăn xô dày dưới cổ và đầu trẻ để nước rửa chảy ra thấm vào đó.
– Nếu dịch mũi đặc và có rỉ mũi, mẹ nên nhỏ từ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi. Đợi 1 lúc cho nước muối ngấm và làm mềm rỉ mũi thì dùng tay day nhẹ mũi bé để rỉ mũi bong ra. Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể thực hiện các thao tác rửa mũi luôn.
– Đặt miệng lọ nước muối vào lỗ mũi, bóp nhanh nhưng không được quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Rỉ mũi và dịch mũi có thể sẽ cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi bên kia.
– Nếu dịch nhầy trong mũi quá đặc và không thể trôi ra ngoài theo nước muỗi, mẹ có thể sử dụng dụng cụ để hút mũicho trẻ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp hút mũi vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi.
– Bơm rửa mũi cho đến khi nước rửa chảy ra màu trong, không còn dịch nhầy. Mỗi ngày nên rửa từ 3-5 lần cho đến khi trẻ hết ngạt mũi.
– Tuyệt đối không dùng xi lanh để bơm nước muối sinh lý vào rửa mũi, tránh trầy, xước niêm mạc mũi của trẻ.
4. Ngửi hành tây
Rất nhiều người cảm thấy khó chịu với mùi hương khá nồng của hành tây. Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và đi đến kết luận, hành tây có khả năng đẩy lùi chứng ngạt mũi hiệu quả và nhanh chóng mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Cách chữa cảm cúm ngạt mũi bằng hành tây cũng rất đơn giản, mẹ chỉ cần cắt nhỏ hành, cho vào khăn mỏng và cho trẻ ngửi nhiều lần trong ngày cho tới khi hết ngạt mũi.
5. Dùng nước cà chua
Nhờ có các thành phần dưỡng chất như vitamin A, C nên cà chua được xem là một trong những “trợ thủ” đắc lực giúp cơ thể “chiến đấu” và loại bỏ nhanh chóng chứng ngạt mũi khó chịu.
Cách trị ngạt mũi bằng cà chua như sau: Đun nóng nước ép cà chua, thêm 1 muỗng nước chanh, 1 ít tỏi băm và uống hỗn hợp 2 lần/ngày vào buổi tối và sáng sau khi ăn. Kiên trì uống đều đặn hàng ngày, chứng ngạt mũi sẽ nhanh chóng biến mất.
Cách chữa cảm cúm ngạt mũi nhanh chóng và dứt điểm nhất là bạn nên sử dụng đồng thời cả phương pháp dân gian và uống Coje cảm cúm. Coje là siro điều trị các triệu chứng cảm cúm thông nhờ các tác động: Hạ sốt, đau cơ, giảm đau đầu; giảm sổ mũi, nghẹt mũi; giảm hắt hơi, dị ứng đường hô hấp. Coje không chứa kháng sinh, dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.