7 cách chữa cảm cúm lúc nóng lúc lạnh cho hiệu quả bất ngờ

7 cách chữa cảm cúm lúc nóng lúc lạnh không cần uống kháng sinh dưới đây sẽ giúp trẻ khỏe mạnh hơn, đồng thời ngăn chặn tình trạng lạm dụng kháng sinh.

1. Súc miệng bằng nước muối

Nếu phổi và ngực của trẻ bị đau do ho nặng và tắc nghẽn, thì nước muối chính là một trong những phương pháp tốt nhất để làm sạch chất nhầy từ đường hô hấp.

Theo lương y Bùi Hồng Minh, trong Đông y, muối biển chưa qua tinh chế rất giàu khoáng chất và có những đặc tính chữa bệnh nhất định. Trong đó, nước muối có công dụng sát trùng rất tốt nên thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm họng.

Cách thực hiện đơn giản như sau: Lấy 1 cốc nước ấm, thêm 1/2 thìa cà phê muối biển, khuấy đều và súc miệng ít nhất 4 lần/ngày.

suc-mieng-bang-nuoc-muoi-chua-cam-cum

Nước muối chính là một trong những phương pháp tốt nhất để làm sạch chất nhầy từ đường hô hấp.

2. Uống nhiều nước

Theo các chuyên gia sức khỏe, nước là yếu tố thiết yếu và vô cùng quan trọng đối con người, giúp chuyển hóa và loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Do vậy, khi trẻ bị cảm cúm tấn công, mẹ hãy cố gắng cho trẻ uống đủ nước để cơ thể không bị thiếu nước.

Trong trường hợp bị sốt, cơ thể trẻ sẽ giảm lượng chất lỏng đi rất nhiều, dẫn đến tình trạng mất nước. Vì vậy, khi bị cảm cúm lúc nóng lúc lạnh, hãy cho trẻ uống thật nhiều nước ấm, nước canh hoặc súp để cung cấp đủ nước, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

3. Gừng và mật ong

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cả mật ong và gừng đều có tính kháng sinh cực mạnh, giúp giảm đau họng, ho và điều trị cảm cúm thông thường.

Lương y Bùi Hồng Minh cho biết, mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có axit hữu cơ, sacharose, muối vô cơ, chất béo, men tiêu hóa… có thể chữa được nhiều bệnh như hành tá tràng, viêm loét dạ dày, viêm gan, diệt vi trùng, viêm túi mật, đặc biệt rất tốt cho người gặp các triệu chứng của cảm cúm thông thường. Kết hợp với khả năng kháng viêm mạnh mẽ của gừng, bạn sẽ có hỗn hợp mật ong và gừng trị cảm cúm vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện rất đơn giản như sau: Lấy 1 cốc nước sôi, cho vào đó vài lát gừng vào ngâm, sau đó cho thêm 1 thìa cà phê mật ong. Khuấy đều và uống đều đặn 2/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.

gung-va-mat-ong-tri-cam-cum

Cả mật ong và gừng đều có tính kháng sinh cực mạnh, giúp giảm đau họng, ho và điều trị cảm cúm thông thường.

4. Dầu mù tạt và tỏi

Dầu mù tạt chứa hàm lượng lớn các khoáng chất như sắt, đồng, mangan… có tác dụng giúp cơ thể chống lại bệnh tật và kháng viêm. Khi kết hợp với tỏi sẽ tạo thành hỗn hợp kháng sinh cực mạnh có tác dụng “tiêu diệt” cảm cúm lúc nóng lúc lạnh ngay tức thì.

Cách làm đơn giản như sau: Đun nóng 6 muỗng dầu mù tạt, cho vào 2 nhánh tỏi đã thái lát. Để nguội, rồi xoa lên lưng, ngực,lòng bàn tay, lòng bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Nghệ tươi

Từ lâu nghệ đã “nổi tiếng” với khả năng chữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh. Bởi củ nghệ có chứa chất chống oxy hóa mạnh cùng khá năng kháng viêm, có tác dụng chống lại vi rút và ngăn chặn cảm cúm, cảm lạnh.

Cách làm như sau: Pha 1 thìa cà phê tinh bột nghệ, 1 thìa cà phê mật ong với 1 cốc nước ấm. Uống mỗi ngày 2 cốc và thực hiện liên tục trong vài ngày, bệnh cảm cúm sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

nghe-tri-cam-cum

Từ lâu nghệ đã “nổi tiếng” với khả năng chữa bệnh cảm cúm và cảm lạnh.

6. Quế chữa cảm cúm lúc nóng lúc lạnh hiệu quả

Theo Đông y, quế giúp chữa mệnh môn rối hỏa như chân tay lạnh buốt, đau đầu gối, lạnh lưng, mạch nhỏ, nôn mửa, đau bụng, tiểu tiện khó khăn, kinh bể. Do đó, quế có khả năng ngăn chặn những triệu chứng của bệnh cảm cúm và cảm lạnh rất tốt.

Cách thực hiện như sau: Trộn 1 muỗng canh mật ong 1/2 thìa cà phê bột quế. Uống 2 lần/ngày sẽ  giúp đánh bay triệu chứng tắc nghẽn mũi, ứ đọng đờm ở cổ họng.

7. Dầu dừa

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dầu dừa chứa lượng lớn axit lauric giúp hòa tan lớp phủ lipid quanh vi rút và loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Cách sử dụng như sau: Lấy 5-6 muỗng dầu dừa ăn kèm với thực phẩm hoặc pha với trà nóng, uống 2 lần mỗi ngày.

dau-dua-tri-cam-cum

Dầu dừa chứa lượng lớn axit lauric giúp hòa tan lớp phủ lipid quanh vi rút và loại bỏ nó khỏi cơ thể.

Cảm cúm lúc nóng lúc lạnh kèo theo các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu và mệt mỏi, dẫn đến biếng ăn và sút cân. Để chấm dứt tình trạng khó chịu này, mẹ nên cho trẻ uống siro Coje cảm cúm. Nếu uống 3-4 ngày mà các triệu chứng cảm cúm vẫn không thuyên giảm, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn địa chỉ mua hàng cũng như cách dùng.