Bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 9 có nguy hiểm gì không? là câu hỏi được rất nhiều bà bầu quan tâm tìm hiểu. Thấu hiểu những lo lắng này, hôm nay cojecamcum.vn sẽ cung cấp những thông tin xung quanh vấn đề bà bầu bị cảm cúm khi mang thai ở tháng thứ 9.
Bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 9 ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Thông thường, nếu các mẹ bị có các triệu chứng như viêm họng, ho, sổ mũi nhưng nhẹ thì không ảnh hưởng gì, chỉ một vài ngày sau là hết. Còn nếu trường hợp các triệu chứng trên kéo dài kèm theo bị sốt cao thì sẽ rất nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi.
Nếu bà bầu bị cảm cúm vào 3 tháng đầu rất dễ khiến thai nhi bị hở hàm ếch, dị tật thai, nhiễm độc thai, sảy thai, lưu thai. Thì vào những tháng cuối thai kỳ, cảm cúm dễ gây ra hiện tượng sảy thai, vỡ nước ối sớm và sinh non. Trường hợp mẹ bị cúm kéo dài trong quá trình mang thai có thể làm cho thai nhi chậm phát triển, còi cọc và tiểu năng.
Nên làm gì khi bà bầu bị cảm cúm?
+ Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
+ Nhiều chị em có thói quen ngậm thuốc để giảm ho, viêm họng vì nghĩ rằng chỉ ngậm trong miệng thôi sẽ không sao. Tuy nhiên, ngay khi ngậm vào miệng, thuốc đã đi vào cơ thể và có thể gây hại đến thai nhi.
+ Nên nghỉ ngơi và tìm cách hạ sốt và chườm mát.
+ Bà bầu bị cảm cúm tháng thứ 9 tuyệt đối không nên xông hơi giảm cảm vì sẽ khiến cho nhiệt độ có thể tăng cao, dẫn đến nhiệt độ nước ối tăng cao ảnh hưởng tới thai nhi.
Cách phòng tránh cảm cúm khi mang thai
Ông cha ta có câu “sức khỏe là vàng”, và đối với phụ nữ mang thai câu nói này lại càng có giá trị hơn bao giờ hết. Sức khỏe đối với người phụ nữ trong quá trình mang thai cực kỳ quan trọng vì sức khỏe của mẹ cũng chính là sức khỏe của bé. Vì vậy, để có được sức khỏe tốt, phòng tránh bà bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 9, các mẹ cần lưu ý:
– Giải cúm bằng tỏi: Tỏi là nguyên liệu thiên nhiên trị cảm cúm lành tính và hiệu quả nhất. Mẹ bầu có thể giã tỏi nhỏ ra rồi hòa với nước ấm để uống hàng ngày. Các mẹ cũng có thể bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày sẽ giúp phòng tránh cảm cúm hữu hiệu.
– Bổ sung kẽm: Bằng cách ăn nhiều hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đỗ.
– Uống nước gừng, đường đỏ: Ngay khi có dấu hiệu bị cảm cúm, hoặc vừa đi ngoài trời lạnh về, mẹ bầu nên pha một cốc nước gừng đường đỏ ấm và uống.
– Bổ sung Vitamin C bằng cách ăn nhiều hoa quả, rau xanh…
– Súc miệng bằng nước muối vào sáng và tối.
– Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh hoặc đến chỗ đông người khi vào mùa dịch cảm cúm.
– Nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thường xuyên.
– Tiêm phòng cảm cúm trước khi mang thai 3 tháng.
Trên đây là cách phòng và chữa cho bầu bị cảm cúm khi mang thai tháng thứ 9. Các mẹ hãy chăm sóc bản thân thật tốt để “mẹ tròn con vuông” nhé! Gọi ngay tới Tổng đài miễn cước 1800 1125 để được tư vấn cách chăm sóc sức khỏe khi mang bầu các mẹ nhé!