Cảm cúm là bệnh rất phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, thường kéo dài từ 5-7 ngày. Trong quá trình chăm sóc con trẻ, có rất nhiều bố mẹ băn khoăn khi bé bị cảm cúm có nên tắm không? Mời bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích.
Mục lục
Trẻ bị cảm cúm, nguyên nhân do đâu?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, nguyên nhân chính gây cảm cúm ở trẻ là do các vi rút rhino. Loại vi rút này tồn tại ở trong môi trường nước, không khí nên khi trẻ hít phải sẽ lập tức xâm nhập và tấn công vào cơ thể trẻ.
Có đến hơn 100 loại vi rút rhino khác nhau, và có thể non yếu của trẻ nhỏ chính là “đối tượng” các loại vi rút này. Vi rút rhino xâm nhập vào cơ thể trẻ qua miên mạch ở mũi và họng, tạo ra phản ứng miễn dịch và gây nên các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng, sốt nhẹ…
Thông thường, trẻ sẽ khỏi bệnh sau khoảng 5-7 ngày bị cảm cúm mà không cần dùng tới kháng sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng cảm cúm xuất hiện sẽ khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu, biếng ăn. Đặc biệt, nếu không chăm sóc trẻ đúng cách khi bị cảm cúm, bệnh sẽ trở nên nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản hay viêm phổi,…
Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?
Kinh nghiệm của ông cha ta ngày xưa cho rằng, khi bị cảm cúm, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ đều không nên tắm bởi có thể khiến trẻ bị cảm và bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, trẻ bị cảm cúm có nên tắm không còn phụ thuộc vào cách tắm có đúng cách và khoa học không.
Các bác sĩ lý giải, có 3 lý do khiến trẻ bị cảm khi tắm đó là: tắm nước lạnh, tắm trong phòng không khép kín và có gió lùa hoặc là cho trẻ ngâm mình quá lâu trong nước. Nếu tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín, không có gió lùa và tắm nhanh thì không sao cả, thậm chí còn đem lại nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe. Bởi nước ấm sẽ khiến bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, từ đó nhanh khỏi bệnh hơn.
Tuy nhiên, cũng có người lại băn khoăn không biết người bị cảm cúm có nên tắm biển hay không. Câu trả lời là không vì biển là nơi gió to, sóng lớn không thích hợp dành cho người đau ốm. Nếu muốn tắm thì phải vào phòng kín tránh gió lùa.
Bên cạnh đó, việc kiêng tắm rửa nhiều ngày khi bị cảm khiến sẽ trẻ bị mắc các bệnh như nhiễm trùng. Vậy trẻ bị cảm cúm có nên tắm không? Câu trả lời của các bác sĩ là có. Bởi tắm là phương pháp chăm sóc trẻ bị cảm được các chuyên gia sức khỏe khuyên dùng. Nếu bố mẹ tìm hiểu cách tắm và thực hiện một cách khoa học thì không có gì phải lo ngại về vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Trẻ bị cảm tắm như thế nào là đúng cách và khoa học?
Để giúp bố mẹ an tâm hơn tắm cho trẻ khi bị cảm cúm, chúng tôi xin gợi ý một số lưu ý để bố mẹ thực hiện tắm cho trẻ đúng cách và khoa học nhất:
+ Pha nước ấm cho trẻ tắm, không nên quá lạnh và cũng không quá nóng vì da bé rất nhạy cảm. Đồng thời, bố mẹ phải chọn địa điểm tắm là nơi kín gió, bởi khi cơ thể trẻ bị ướt là lúc dễ bị cảm hơn khi gặp gió.
+ Trước khi cho trẻ vào tắm, bố mẹ cho chảy nước ấm hoặc bật máy sưởi một lúc trong phòng tắm để nhiệt độ phòng ấm áp hơn.
+ Tắm nhanh cho trẻ trong khoảng 5 phút. Tuyệt đối không nên tắm quá lâu vì sẽ làm trẻ bị nhiễm lạnh gây ra những hậu quả khó lường. Chú ý này sẽ cần thiết cho bố mẹ khi thắc mắc bé bị cảm cúm có nên tắm gội không?
+ Cần chuẩn bị một khăn tắm to cuốn người và lau thật khô người cho trẻ sau khi tắm xong.
+ Sau khi tắm, không nên ra ngoài trời ngay (nếu trời lạnh). Nên để bé trong không gian kín gió một lúc giúp cơ thể trẻ ổn định thân nhiệt. Nếu đang mở quạt hoặc điều hòa, bố mẹ cần tắt.
Bé bị cảm cúm có nên tắm không? sẽ không còn là bố mẹ biết thực hiện một cách đúng đắn và khoa học. Ngoài ra, để trị cảm cúm nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho bé, bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm siro Coje cảm cúm. Coje triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hạ sốt,… Sản phẩm được các bà mẹ Việt tin dùng vì không chứa kháng sinh, mùi thơm rất dễ uống.
Gọi ngay tới Tổng đài (miễn phí cước) 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn